Tổng thống Kosovo Vjosa Osmani - Ảnh: REUTERS
"Kosovo sẽ nộp đơn xin gia nhập EU vào cuối năm nay", bà Osmani tuyên bố khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU - Tây Balkan ở thủ đô Tirana của Albania.
Theo Hãng tin Reuters, năm quốc gia Tây Balkan - Albania, Bosnia, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia - đang ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình gia nhập EU. Song Kosovo, quốc gia tách khỏi Serbia vào năm 2008, vẫn chưa nộp đơn.
Năm 2013, Serbia và Kosovo đã cam kết tham gia đối thoại do EU hậu thuẫn để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, nhưng đạt được rất ít tiến triển. Đạt được thỏa thuận với Kosovo vẫn là một trong những điều kiện tiên quyết chính để Serbia gia nhập EU.
"Chúng tôi tin rằng cuộc đối thoại do Liên minh châu Âu dẫn đầu và được Mỹ hỗ trợ đầy đủ là cách duy nhất để đạt được thỏa thuận cuối cùng tập trung vào sự công nhận lẫn nhau", bà Osmani nói.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cũng bày tỏ cam kết với cuộc đối thoại cùng Kosovo do EU bảo trợ, nhưng lưu ý rằng Serbia "phải bảo vệ lợi ích của mình theo hiến pháp". Cụ thể, hiến pháp Serbia coi Kosovo là một phần không thể tách rời của Serbia.
Serbia mất quyền kiểm soát Kosovo vào năm 1999, sau 11 tuần Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không kích nhằm ngăn chặn việc giết hại và trục xuất những người sắc tộc Albania trong cuộc xung đột tại khu vực này.
Gần đây, căng thẳng giữa Serbia và Kosovo lại bùng lên khi chính quyền Kosovo quyết định thay thế biển số ô tô do Serbia cấp ở các khu vực nơi người dân tộc Serb chiếm đa số, bằng biển số do chính quyền Kosovo cấp.
Nói về căng thẳng hiện nay, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết: "Chúng tôi luôn khuyến khích đối thoại giữa Belgrade và Pristina, điều này phải diễn ra bằng thiện chí của cả hai bên".
"Để giải quyết được vấn đề này, cả hai bên cần phải nhượng bộ. Trừ khi vấn đề này được giải quyết, sẽ rất khó để đạt được tiến bộ cần thiết để hoàn thành việc đưa các nước Tây Balkan vào đại gia đình châu Âu", ông Mitsotakis nói.
TTO - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho hay tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đối với EU nghiêm trọng hơn so với Mỹ và Washington luôn ưu tiên lợi ích kinh tế của chính mình.
Xem thêm: mth.45541019160212202-yan-man-iouc-oav-ue-pahn-aig-nod-pon-ob-neyut-ovosok/nv.ertiout