vĐồng tin tức tài chính 365

Động lực từ thị trường Trung Quốc

2022-12-12 14:02

Kỳ vọng xuất khẩu

Một số thay đổi đáng chú ý trong công tác phòng dịch Covid-19 của Trung Quốc là không cách ly diện rộng, không cần test âm tính để đi lại nơi công cộng. Dự báo, nước này có thể hoàn toàn mở cửa lại thị trường của mình trong vòng 6 - 9 tháng tới.

Theo đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh bị đình trệ được tái khởi động sẽ đẩy mạnh tiêu thụ nguyên vật liệu, từ đó hỗ trợ đẩy giá các nguyên vật liệu như thép, gỗ, xi măng. Nhu cầu của người dân không được di chuyển trong 3 năm qua sẽ đẩy mạnh nhu cầu du lịch và nhu cầu mua sắm các sản phẩm bán lẻ như điện thoại, máy tính, thời trang, ăn uống.

Xét tới ảnh hưởng tới Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu như HPG, NKG sẽ có khả năng cải thiện kết quả kinh doanh do nhu cầu nguyên vật liệu tăng lên. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm như TAR hay ANV nhiều khả năng sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn sang thị trường Trung Quốc, cải thiện kết quả kinh doanh.

VN-Index điều chỉnh là cần thiết và lành mạnh

Sau 3 tuần hồi phục, VN-Index tuần qua đóng cửa tại 1.051 điểm, giảm 2,61% so với cuối tuần trước đó. Mẫu nến giảm được đánh giá là vận động điều chỉnh cần thiết cho xu hướng tăng trung hạn và dài hạn; thanh khoản cao thể hiện bên mua chủ động hấp thụ, bất chấp áp lực chốt lời.

Động lực từ thị trường Trung Quốc ảnh 1

Diễn biến chỉ số VN-Index.

Trong ngắn hạn, khi biến động trong phiên diễn ra thường xuyên, nhà đầu tư nên hướng tới chiến lược mua khi điều chỉnh, không cần vội vàng mua lên trong chiều giá tăng. Trạng thái rung lắc gần đây tương đối dễ hiểu khi tác động lớn dần bởi thị trường phái sinh khi kỳ đáo hạn đang đến gần.

Dòng tiền đang thể hiện đà lan tỏa rộng, vận động tích cực không chỉ trên nhóm cổ phiếu thị trường như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản hay thép, mà còn nối tiếp sang nhóm vốn hóa trung bình (đầu tư công, hàng không).

Chỉ báo RSI hay MACD chưa cho vận động phân kỳ tiêu cực lên diễn biến hồi phục; động lượng điều chỉnh trên ngưỡng hỗ trợ 1.030 điểm phù hợp cho nhịp “nghỉ chân” tích lũy xu hướng tăng điểm.

Điểm sáng là thanh khoản được nâng lên một nền cao mới, thể hiện tâm lý và góc nhìn tham gia trên thị trường lạc quan trở lại.

Ngân hàng tiếp tục là trọng điểm

Ngày 5/12/2022, Ngân hàng Nhà nước công bố nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm 2022 thêm 1,5 - 2%, tương đương tối đa 240.000 tỷ đồng. Việc phân bổ tỷ lệ hạn mức tín dụng sẽ dựa trên lợi thế về mặt thanh khoản và lãi suất của từng ngân hàng. Chẳng hạn, ACB, VCB công bố giảm lãi suất cho vay giai đoạn cuối năm.

Đây là nhóm ngân hàng thương mại có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi ở mức an toàn so với cùng ngành, được kỳ vọng tạo cú huých về mặt doanh thu khi room tín dụng được bổ sung.

Thực tế, các ngân hàng được tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng, song lại gặp khó khi tăng trưởng huy động chậm lại. Sau giai đoạn khủng hoảng tại thị trường trái phiếu, nút thắt thanh khoản vẫn phải chờ nguồn vốn rẻ được bơm từ Ngân hàng Nhà nước, nhưng khó thực hiện trên lập trường kiểm soát lạm phát.

Vì vậy, DSC đánh giá, chính sách hiện tại mang điều kiện cần, nhưng chưa đủ để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng, chỉ là biện pháp tạm thời hỗ trợ doanh nghiệp kích hoạt sản xuất hàng hóa phục vụ mùa cao điểm và đảm bảo các loại chi phí dồn nén cuối năm.

Nhóm ngành ngân hàng là tâm điểm điều tiết chính sách giai đoạn cuối năm nay, lý giải cho vận động dẫn dắt chỉ số trên thị trường chứng khoán. Sau đà tăng thử thách thành công kháng cự “viền cổ” của mẫu hình đáy kép, nhịp điều chỉnh của chỉ số ngành tạo điều kiện cho nhà đầu tư mở vị thế bám theo đà tăng, ưu tiên nhóm ngân hàng có hệ số thanh khoản tốt và rủi ro dư nợ trái phiếu thấp như VCB, ACB, CTG.

Xem thêm: lmth.696113tsop-couq-gnurt-gnourt-iht-ut-cul-gnod/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Động lực từ thị trường Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools