vĐồng tin tức tài chính 365

Địa phương quản lý người cai nghiện như thế nào?

2022-12-14 07:51

Sau khi loạt phóng sự điều tra“Nhiều điểm bán, sử dụng ma túy ở TP.HCM” đăng tải trên Pháp Luật TP.HCM, nhiều bạn đọc thắc mắc hiện nay, thủ tục xử lý khi phát hiện người nghiện tại địa phương như thế nào. Đồng thời, chính quyền địa phương sẽ quản lý những người sau cai nghiện ra sao?

Quy định về xử lý người nghiện ma túy

Liên quan đến vấn đề cai nghiện ma túy bắt buộc, luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích: theo Điều 32 Luật Phòng chống ma túy, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Cụ thể là đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Thứ nhất, là người không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện.

Thứ hai, trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy.

Thứ ba, người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Thứ tư, trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Luật sư Hoan cho biết về trình tự thủ tục đưa người đi cai nghiện bắt buộc được quy định tại Luật Phòng chống ma túy và Nghị định 116/2021.

Theo đó, đối với người thuộc các trường hợp từ đủ 18 tuổi thì các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Địa phương quản lý người cai nghiện như thế nào? ảnh 1
Các học viên ở Cơ sở cai nghiện Phước Bình, thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đặt tại tỉnh Đồng Nai. Ảnh: H.LAN

Đối với trường hợp người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy, việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do chủ tịch UBND cấp xã, nơi người đó cư trú hoặc có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú.

Trường hợp người nghiện ma túy do công an cấp huyện, công an cấp tỉnh phát hiện hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật mà đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, thuộc diện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ sau khi đã được lập hoàn tất, được chuyển cho trưởng Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện, nơi người bị đề nghị cư trú hoặc có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú. Sau đó, hồ sơ này được chuyển sang TAND cấp huyện quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cai nghiện cần sự đồng hành của gia đình

Trao đổi với PV về việc nếu phát hiện người nhà bị nghiện ma túy, phải làm thế nào để đưa người đó đi cai nghiện, ông Nguyễn Thế Dũng, Chủ tịch UBND phường 14, quận Gò Vấp, có hướng dẫn hai cách để gia đình xử lý.

Cách thứ nhất, đối với người bị nghiện có nơi ở tại địa phương thì gia đình đăng ký với trung tâm cai nghiện của TP để gửi người nhà mình đến đây cai nghiện.

Cách thứ hai, người nhà liên hệ với trung tâm y tế quận, huyện; trạm y tế phường, xã để kiểm tra và có cách điều trị. Đây là hai cách đưa người nghiện đi cai nghiện khi gia đình có sự chủ động hợp tác.

Riêng đối với những trường hợp người nghiện hoặc người nhà không chủ động đi cai nghiện thì sẽ có hai trường hợp xảy ra.

Trường hợp thứ nhất, khi cơ quan chức năng phát hiện người nghiện ma túy mà người này có chỗ ở tại địa phương, công an phường sẽ lập hồ sơ trình UBND phường ký văn bản thông báo để giao về cho gia đình giáo dục, theo dõi. Trong quá trình theo dõi, nếu người nghiện vẫn tiếp tục sử dụng ma túy thì buộc phải đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Trường hợp thứ hai, đối với những người nghiện không có chỗ ở tại địa phương, thông qua lời khai của người này, phường sẽ gửi văn bản xác nhận về địa phương thường trú của người nghiện. Nếu địa phương trả lời không có người này cư trú hoặc không phản hồi, phường sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện của TP.

“Cần lưu ý, không phải những trường hợp nào người nghiện cũng buộc phải vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Có những trường hợp người nghiện chỉ cần thực hiện theo dõi cai nghiện tại nhà. Việc cai nghiện ma túy cũng giống như điều trị một căn bệnh, cần được chữa trị, theo dõi và cần được sự đồng hành của gia đình để giúp người nghiện cai nghiện thành công” - ông Dũng cho biết thêm.

Hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện

Những người đã cai nghiện về, có giấy xác nhận của cơ sở cai nghiện thì địa phương có mô hình 5+1 phân công về cho công an, tổ dân phố quản lý. Theo đó, người cai nghiện về sẽ được theo dõi, kiểm tra xem người này có sử dụng ma túy lại hay không…

Ngoài ra, sau khi cai nghiện về, địa phương sẽ có sự quan tâm và hỗ trợ về công ăn việc làm. Tạo điều kiện cho người cai nghiện có một môi trường sống tốt hơn, được giới thiệu việc làm, vay vốn ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng, tránh tình trạng tái nghiện.

Ông NGUYỄN THẾ DŨNG, Chủ tịch UBND phường 14, quận Gò Vấp

NGUYỄN HIỀN

Xem thêm: lmth.701217tsop-oan-eht-uhn-neihgn-iac-iougn-yl-nauq-gnouhp-aid/nv.olp

“Địa phương quản lý người cai nghiện như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools