vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam và cam kết chuyển đổi xanh

2022-12-15 09:25
Việt Nam và cam kết chuyển đổi xanh - Ảnh 1.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN - EU - Ảnh: DƯƠNG GIANG

Đây sẽ là một thông điệp mạnh mẽ cho thấy Việt Nam nghiêm túc với cam kết phát thải ròng bằng 0 đưa ra tại COP26 năm 2021. Trong quá trình chuyển dịch năng lượng đó, không thể tránh khỏi chuyện "kẻ thắng người thua" và làm thế nào để giảm thiểu tối đa tác động ấy là điều các nước phải cùng với Việt Nam tính toán.

Cân nhắc về ngân hàng năng lượng, khí hậu

Thế giới đã trải qua nhiều quá trình chuyển đổi kinh tế, với một số nước đang có nhiều hơn nước khác về vật chất, tài chính, điều kiện công nghệ, con người... Do đó cần phải có sự tham vấn, hỗ trợ từ những nước này với các nước đang phát triển có cam kết phát thải ròng bằng 0 như Việt Nam, vốn không phải là tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.

Trong một hội thảo vào tuần đầu tháng 12-2022 tại Hà Nội, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, bà Ramla Khalidi, cho rằng không nên đánh giá thấp những thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sẽ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất điện đến nông nghiệp, xây dựng, sản xuất và vận tải. Chẳng hạn người lao động trong các ngành sản xuất thép hoặc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sẽ mất việc làm, phải chuyển đổi nghề và cần đào tạo lại. Người dân có thể thấy hóa đơn tăng thêm khi các doanh nghiệp vận tải chịu thuế carbon và các thuế khác được áp để khuyến khích sử dụng hiệu quả năng lượng hóa thạch.

Trong một bài viết khác cũng liên quan chuyển đổi năng lượng đăng trên trang web của UNDP, bà Ramla Khalidi đề xuất Việt Nam nên thành lập ngân hàng năng lượng quốc gia để cấp vốn không chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo mà còn cho phát triển nông nghiệp ít phát thải khí methane, giao thông xanh ...

Bà cũng đề xuất Chính phủ Việt Nam huy động vốn cho các khoản đầu tư thông qua thuế carbon, trái phiếu xanh và tận dụng JETP với các nước G7. Bà cũng lập luận thuế carbon là cần thiết vì không chỉ tăng nguồn thu công mà còn hạn chế các hành vi sử dụng nhiên liệu hóa thạch kém hiệu quả.

"Chính phủ có thể giảm bớt gánh nặng cho lưới điện quốc gia bằng cách tạo điều kiện cho các thỏa thuận mua bán điện trực tiếp. Nhiều nhà sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đang mong muốn quảng bá những thông tin thân thiện với môi trường của họ. Họ muốn khẳng định rằng các cơ sở sản xuất của họ được cung cấp một phần hoặc thậm chí toàn bộ bằng năng lượng tái tạo", trưởng đại diện UNDP đề xuất giải pháp tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cần sự điều hành thống nhất

Bà Vũ Chi Mai, giám đốc dự án chuyển dịch năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE) của GIZ, cho rằng việc Việt Nam có thể đi đến thỏa thuận chung với các nước G7 về JETP sẽ là nhân tố quyết định và hỗ trợ rất nhiều để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050. Nếu JETP được công bố, đây sẽ là thành công tuyệt vời mà Việt Nam làm được trong bối cảnh hiện nay khi là nước thứ ba trên thế giới đạt được thỏa thuận này sau Nam Phi và Indonesia.

Để chuyển dịch năng lượng, Việt Nam cần nhiều nguồn lực khác nhau nên việc có thêm nguồn tài trợ ban đầu sẽ giúp chúng ta giảm dần nhiệt điện than và thực hiện Net Zero 2050, giúp hỗ trợ ngành công nghiệp than chuyển đổi bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Cũng theo bà Mai, từ đây chúng ta cũng sẽ có thêm cơ hội chuyển giao để phát triển năng lượng tái tạo tốt hơn với chi phí hợp lý hơn và tạo ra việc làm. Bởi đây là ngành mới nhưng cũng phải đảm bảo việc làm cho những người lao động trong ngành than, họ được đào tạo lại và chuyển đổi công nghệ. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam trao đổi kinh nghiệm với các nước trong nhóm này.

"Việt Nam có lợi thế khi đã đàm phán rất khéo léo với các nước trong JETP mà vẫn giữ tiếng nói của mình, được đánh giá tốt từ các bên. Vấn đề là làm thế nào huy động nguồn lực này thì cần có lộ trình rõ ràng của các bộ ban ngành liên quan - bà Mai nói - Kinh nghiệm của các nước cho thấy sẽ có ủy ban riêng độc lập để điều phối chuyển dịch năng lượng thống nhất và sẽ không nằm ở bộ ngành mà ở chính phủ. Để hiện thực hóa các hoạt động sau khi tham gia thỏa thuận thì có thể tính tới việc thành lập cơ quan này".

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao ASEAN - EU

Ngày 14-12, tại trụ sở Hội đồng châu Âu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ đón chính thức, lễ khai mạc và phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN - EU.

Năm 2022 kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - EU (1977 - 2022). Đây là lần đầu tiên ASEAN và EU cùng tổ chức hội nghị cấp cao tại EU với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên. Hội nghị này có ý nghĩa đặc biệt, là điểm nhấn trong quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức khu vực thành công nhất thế giới.

Trước đó tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN - EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng mà các nước phát triển và Việt Nam sẽ tuyên bố trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện các bên đang đi đúng hướng trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu thông điệp biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

N.AN (từ Brussels, Bỉ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm ASEAN - EUThủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm ASEAN - EU

TTO - Chiều 14-12 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU.

Xem thêm: mth.76652308051212202-hnax-iod-neyuhc-tek-mac-av-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam và cam kết chuyển đổi xanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools