Theo tờ Guardian, IEA ước tính Nga thu được khoảng 15,8 tỉ USD từ hoạt động bán dầu trong tháng 11, mức thấp thứ hai trong năm nay, chỉ sau doanh thu 14,7 tỉ USD hồi tháng 9.
Trong khi đó, lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga đã tăng lên 8,1 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4, hai tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Đây dường như là tín hiệu cho thấy các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Moscow với hy vọng hạn chế doanh thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga đã có tác động.
Các tàu chở hàng ở Vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka - Nga. Ảnh: Reuters
Liên minh Châu Âu (EU) và nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hôm 5-12 nhất trí về giá trần 60 USD/thùng lên dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Giá loại dầu không phải của Nga là khoảng 81 USD/thùng hôm 14-12.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển do EU đưa ra có hiệu lực từ ngày 5-12 khiến Moscow phải tìm kiếm các thị trường thay thế cho khoảng 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Thị trường thay thế này chủ yếu ở châu Á.
Động thái áp giá trần của phương Tây khiến các nhà sản xuất Nga phải cạnh tranh khốc liệt với nhau cũng như với các nhà cung cấp từ châu Á, châu Âu và Trung Đông. Điều này có nghĩa là điều tốt nhất họ có thể làm để tìm được khách hàng là hạ giá.
Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai ở châu Á, thuận lợi hơn so với Trung Quốc trong việc mua dầu Urals của Nga vì tuyến đường vận chuyển ngắn hơn và các nhà máy lọc dầu của nước này rất phù hợp để chế biến dầu của Nga.
Nguồn cung dầu Urals của Nga cho Ấn Độ trong tháng 11 đã tăng lên ít nhất 3,7 triệu tấn và đạt mức kỷ lục 53,2% tổng sản lượng hằng này qua các cảng biển.
Theo Reuters, Nga thay thế Iraq trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Ấn Độ vào tháng 11.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mức giá trần phương Tây áp đặt không tác động đáng kể tới nền kinh tế nước này nhưng có thể gây tổn hại thị trường năng lượng quốc tế và buộc Moscow phải cắt giảm sản lượng.
IEA dự báo sản lượng dầu Nga sẽ giảm khoảng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm tới. Cơ quan này cho rằng sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chậm lại trong năm tới nhưng vẫn ở mức cao 1,7% khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế về kinh tế liên quan đến dịch COVID-19.
IEA cho biết nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2022 đã tăng 2,3 triệu thùng/ngày so với năm ngoái và dự báo sẽ tăng 1,7 triệu thùng/ngày vào năm tới lên 101,6 triệu thùng/ngày.
Xem thêm: nhc.35502455151212202-agn-auc-uad-uahk-taux-gnoul-nas-av-uht-hnaod-ev-iom-nit-gnoht/nv.fefac