vĐồng tin tức tài chính 365

Một doanh nghiệp tại TP.HCM đòi Amazon bồi thường 6.580 tỉ đồng

2022-12-16 03:21
Một doanh nghiệp tại TP.HCM đòi Amazon bồi thường 6.580 tỉ đồng - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh của Amazon bị sụt giảm do nhu cầu mua sắm online không còn tăng trưởng đột biến như lúc dịch COVID-19 bùng phát, các nhà cung cấp cũng bị "vạ lây". Trong ảnh là kho hàng của Amazon - Ảnh: Reuters

Ông Lê Hùng - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần SXKD XNK Bình Thạnh (Gilimex, mã chứng khoán GIL) - vừa công bố thông tin liên quan đến việc khởi kiện Amazon trên website chính thức của doanh nghiệp vào hôm nay 15-12. Gilimex có thế mạnh sản xuất các hàng dệt may như túi xách, ba lô, quần áo...

Cụ thể, ông Hùng cho biết Amazon là một trong những khách hàng của công ty từ năm 2014. Tuy nhiên, “trong quá trình hợp tác, Amazon đã vi phạm cam kết mà hai bên đã thỏa thuận”. Việc vi phạm này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công ty theo nội dung hai bên đã thỏa thuận, công ty đang tiến hành các thủ tục pháp lý có liên quan để khởi kiện Amazon.

Hãng thông tấn Bloomberg cho biết Gilimex đã đâm đơn kiện Amazon lên Tòa án bang New York (Mỹ) vào thứ hai tuần này, với số tiền đòi bồi thường lên đến 280 triệu USD (hơn 6.580 tỉ đồng).

Theo nhận xét từ hãng thông tấn, vụ kiện này đã cho thấy một góc nhìn hiếm hoi về mối quan hệ của Amazon với các nhà cung cấp để thúc đẩy sự mở rộng công ty nhanh chóng trong thời đại dịch và cách những nhà cung cấp thường chấp nhận rủi ro lớn.

Cụ thể, gã khổng lồ thương mại điện tử bị cáo buộc về việc đã đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng sau khi tăng trưởng chi tiêu trực tuyến hạ nhiệt trong năm nay, khiến nhà sản xuất Gilimex bị dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu.

Từ khi trở thành đối tác của Amazon, Gilimex đã đầu tư hàng chục triệu USD để xây kho chứa hàng hóa Amazon. Những kho chứa này có robot vận chuyển, công nhân không tốn sức chạy bộ quanh cơ sở rộng lớn, nhờ đó giúp tăng tốc độ hoàn thành các đơn đặt hàng trực tuyến.

Công ty may này đã tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị lưu trữ hàng năm. Việc sản xuất cho Amazon đã tăng gấp 20 lần trong suốt tám năm.

Theo đơn khiếu nại dài 32 trang, mối quan hệ đối tác giữa hai bên được xây dựng dựa trên “sự tin tưởng”. Tức nhà sản xuất này dựa vào các dự báo của Amazon để mua nguyên liệu, đầu tư vào công suất nhà máy, nhân viên..., nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của Amazon.

Tuy nhiên, vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Amazon đã "ngay lập tức thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến" trong thời gian còn lại của năm 2022 và 2023 xuống còn một phần nhỏ so với các dự báo trước đó.

Đáng chú ý, Amazon là khách hàng lớn nhất của Gilimex, với tổng giá trị đơn đặt hàng lên đến 146,6 triệu USD vào năm 2021. Để đáp ứng nhu cầu của Amazon, Gilimex bỏ qua các khách hàng lớn như IKEA và Columbia Sportswear.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của Amazon trong lúc dịch COVID-19 bùng phát mạnh, công ty may đã phải di dời các cơ sở sản xuất, đóng gói để tiếp tục sản xuất.

“Vì vậy, trong khi Amazon đạt được mức tăng doanh thu chưa từng có trong thời kỳ đại dịch - phần lớn là do sự bùng nổ về lượng đặt hàng trực tuyến của người tiêu dùng, thì ban lãnh đạo và người lao động của Gilimex đã liều mạng hàng ngày để biến mức tăng trưởng kỷ lục đó thành hiện thực", theo đơn kiện.

Việc chạy theo Amazon từng khiến Gilimex trở thành ngôi sao sáng, nhưng giờ đây trở nên bất định khi bị đối tác "quay lưng". Theo báo cáo tài chính, doanh thu quý 3-2022 của Gilimex bị sụt mạnh xuống 213 tỉ đồng, tương đương giảm 83% so với quý trước và giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù khoản lãi ròng tăng lên mức 129 tỉ đồng, song lại chủ yếu đến từ khoản thanh lý đầu tư vào công ty liên kết.

Với tầm nhìn "trở thành công ty đầu ngành tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may", có thể thấy việc khởi kiện đối tác lớn như Amazon khiến không ít nhà đầu tư lo lắng cho Gilimex.

Ngay sau khi thông tin vụ kiện được truyền đi rộng rãi, chốt phiên giao dịch hôm nay 15-12, mã chứng khoán GIL của doanh nghiệp này bị giảm sàn xuống 26.250 đồng/cổ phiếu, trái ngược với sắc xanh tăng trưởng của phiên trước. Mới giữa tháng 4 vừa qua, mã này từng đạt mốc 82.680 đồng/cổ phiếu.

Việc "đứng trên vai người khổng lồ" mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Trước đó hai doanh nghiệp lớn cùng ngành là May Sông Hồng và May Thành Công cũng từng chới với khi đối tác Mỹ bị phá sản.

Thiếu đơn hàng, nhiều công nhân tại Đà Nẵng nghỉ việc, giảm giờ làmThiếu đơn hàng, nhiều công nhân tại Đà Nẵng nghỉ việc, giảm giờ làm

TTO - Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại Đà Nẵng cắt giảm giờ làm hoặc cho công nhân tạm thời nghỉ việc vì thiếu đơn hàng, hụt nguồn nguyên vật liệu.

Xem thêm: mth.5844036151212202-gnod-it-085-6-gnouht-iob-nozama-iod-mch-pt-iat-peihgn-hnaod-tom/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một doanh nghiệp tại TP.HCM đòi Amazon bồi thường 6.580 tỉ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools