vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

2022-12-17 13:02
Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua? - Ảnh 1.

Năm mươi năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, Mỹ vẫn chưa thể đưa phi hành gia của mình lên lại "chị Hằng" - Ảnh: NASA

Cựu giám đốc NASA Jim Bridenstine, người điều hành cơ quan này dưới thời chính quyền cựu tổng thống Trump, cho biết không phải rào cản khoa học hay công nghệ đã ngăn cản Mỹ thực hiện điều này sớm hơn.

Vậy lý do đó là gì? 

Chi phí

Lý do đầu tiên chính là chi phí cao. Ngân sách năm 2022 của NASA là 24 tỉ USD, và chính quyền Tổng thống Biden đang yêu cầu Quốc hội tăng con số đó lên gần 26 tỉ USD trong ngân sách năm 2023.

Số tiền đó được chia cho tất cả các hoạt động của cơ quan này và các dự án đầy tham vọng, như: kính thiên văn vũ trụ James Webb, dự án tên lửa khổng lồ mang tên Hệ thống phóng không gian (SLS) và các nhiệm vụ xa xôi tới Mặt trời, sao Mộc, sao Hỏa, các vành đai tiểu hành tinh, các vành đai Kuiper, và bờ rìa của Hệ Mặt trời. 

Trong khi đó, quân đội Mỹ có ngân sách khoảng 858 tỉ USD năm 2023.

So với ngân sách liên bang, tỉ lệ ngân sách của NASA nhỏ hơn so với trước đây.

"Phần ngân sách liên bang của NASA chỉ duy nhất đạt mức cao nhất là 4% vào năm 1965. Trong 40 năm qua, nó vẫn ở mức dưới 1% và trong 15 năm qua, nó đã hướng tới 0,4% ngân sách liên bang", cựu phi hành gia Walter Cunningham của Apollo 7 cho biết

Yếu tố chính trị

Quá trình thiết kế, chế tạo và thử nghiệm một con tàu vũ trụ thường kéo dài hơn một nhiệm kỳ tổng thống.

Nhưng các tổng thống và nhà lập pháp mới thường loại bỏ các ưu tiên khám phá không gian của nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Vào năm 2004, chính quyền cựu tổng thống Bush đã giao nhiệm vụ cho NASA tìm ra cách thay thế tàu con thoi sắp nghỉ hưu, đồng thời quay trở lại Mặt trăng. Cơ quan này đã đưa ra chương trình Constellation để đưa các phi hành gia lên Mặt trăng bằng cách sử dụng một tên lửa có tên là Ares và một tàu vũ trụ có tên Orion.

NASA đã chi 9 tỉ USD trong 5 năm để thiết kế, xây dựng và thử nghiệm phần cứng cho chương trình đưa người vào vũ trụ đó.

Tuy nhiên, sau khi cựu tổng thống Barack Obama nhậm chức, ông đã hủy bỏ chương trình Constellation và thay thế bằng chương trình tên lửa SLS.

Đến thời cựu tổng thống Trump, ông không loại bỏ SLS nhưng đã thay đổi mục tiêu, từ đưa phi hành gia đến một tiểu hành tinh sang ưu tiên các nhiệm vụ trên Mặt trăng và sao Hỏa.

Những thay đổi thường xuyên như vậy đã dẫn đến hết lần hủy này đến lần hủy khác, gây lỗ khoảng 20 tỉ USD, lãng phí thời gian và động lực.

Công chúng thờ ơ và thiếu đội ngũ kế thừa

Mặt khác, mối quan tâm của công chúng đối với hoạt động khám phá Mặt trăng luôn rất thờ ơ.

Ngay cả ở đỉnh cao của chương trình Apollo, sau khi 2 phi hành gia Aldrin và Neil Armstrong bước lên bề mặt Mặt trăng, chỉ 53% người Mỹ cho biết họ nghĩ rằng chương trình đáng giá.

Một vấn đề khác là đội ngũ kế thừa. Ngày nay nhiều trẻ em Mỹ được thăm dò ý kiến nói rằng chúng mơ ước trở thành ngôi sao YouTube hơn là phi hành gia.

Các nhà nghiên cứu và doanh nhân Mỹ từ lâu đã thúc đẩy việc tạo ra một trạm vũ trụ trên Mặt trăng.

Một căn cứ Mặt trăng có thể phát triển thành một kho nhiên liệu cho các nhiệm vụ không gian sâu, dẫn đến việc tạo ra kính viễn vọng không gian, giúp con người dễ dàng sống trên sao Hỏa hơn và giải quyết những bí ẩn khoa học lâu đời về Trái đất và Mặt trăng.

Nó thậm chí có thể thúc đẩy một nền kinh tế ngoài không gian như du lịch vũ trụ.

Tàu Orion trở về Trái đất sau sứ mệnh lịch sử thám hiểm Mặt trăngTàu Orion trở về Trái đất sau sứ mệnh lịch sử thám hiểm Mặt trăng

TTO - Tàu Orion, tàu vũ trụ không người lái của Mỹ, lao xuống Thái Bình Dương lúc rạng sáng 12-12 giờ Việt Nam, kết thúc sứ mệnh thám hiểm 'chị Hằng' và mở đường cho việc đưa các phi hành gia đáp xuống Mặt trăng vào năm 2025.

Xem thêm: mth.11675427151212202-auq-man-05-gnort-gnart-tam-nel-eht-gnohk-ym-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools