vĐồng tin tức tài chính 365

Máy tính bảng cho học sinh nghèo, 9 tháng rồi vẫn chưa có

2022-12-17 16:41
Máy tính bảng cho học sinh nghèo, 9 tháng rồi vẫn chưa có - Ảnh 1.

Ở thời điểm hiện tại, toàn bộ học sinh đã tới trường học bình thường nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông vẫn chưa mua được máy tính bảng cho các em - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Tháng 3 vừa qua, thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số doanh nghiệp, giáo viên và nhân viên trong ngành giáo dục đã ủng hộ cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông gần 32 tỉ đồng để mua máy tính bảng cấp phát cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19.

Thế nhưng, đến nay đã 9 tháng, kể từ ngày nhận được tiền hỗ trợ, số tiền 32 tỉ đồng vẫn chưa được giải ngân.

Tiền đã có máy tính bảng vẫn chưa mua xong

Với số tiền 32 tỉ đồng, dự kiến tỉnh Đắk Nông sẽ mua được khoảng 12.700 máy tính bảng (2,5 triệu đồng/máy) để cấp phát cho học sinh. Tuy nhiên đến nãy vẫn chưa chiếc máy tính nào đến tay học sinh.

Nói về vấn đề trên, nhiều giáo viên tại các xã vùng xa ở Đắk Nông vô cùng bức xúc vì từ đầu năm sở đã triển khai các trường thống kê danh sách các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để nhận hỗ trợ.

Khi biết tin sắp có máy tính bảng phục vụ việc học, học sinh tỏ ra vô cùng vui mừng và mong chờ đến ngày cầm trên tay chiếc máy tính bảng mơ ước. Tuy nhiên, đến nay sau gần 9 tháng, khi nhiều học sinh đã học hết lớp và chuyển cấp nhưng vẫn chưa nhận được máy.

Không chỉ học sinh và giáo viên, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ thất vọng khi thời gian này các em đã học lại bình thường tại các trường trong khi máy tính bảng cần kíp nhất là thời điểm giãn cách phải học trực tuyến.

"Loay hoay" làm thủ tục

Được biết, sau khi tổ chức đấu thầu, liên danh TELEQ-VNPT Technology đã trúng gói thầu mua sắm máy tính bảng nêu trên.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, đến tháng 9 vừa qua, đơn vị mới chỉ chọn được nhà thầu và đang tiến hành các thủ tục mua sắm, trang bị. Dự kiến trong quý 4-2022 sẽ điều phối, cấp phát máy tính cho học sinh dù chỉ còn chưa đầy 2 tuần lễ là hết năm.

Tại buổi làm việc mới đây với Sở Giáo dục và Đào tạo, đơn vị trúng thầu cho biết máy tính bảng được sản xuất, lắp ráp tại nước ngoài, sau đó được nhập khẩu về Việt Nam. Hiện tại đang vào thời điểm cuối năm nên công tác vận chuyển máy về nước sẽ mất thời gian.

Chính vì thế, với số lượng khoảng 12.700 máy, đơn vị sẽ chia thành 2-3 lô để nhập khẩu. "Dự kiến, trong tháng 1-2023 sẽ cung cấp đủ máy để ngành giáo dục cấp phát đến học sinh", đại diện đơn vị trúng thầu nói.

Giải thích về tiến độ giải ngân chậm, ông Nguyễn Văn Toàn - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông - nói: "Số lượng máy tính gần 13.000 chiếc nên chúng tôi phải làm thận trọng. Chỉ cần một máy tính bảng bị hỏng sẽ làm Sở mang tiếng.

Đây là những khó khăn, vướng mắc của Sở chứ không phải không mua sắm. Đáng ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên mua rồi gửi cho Sở để tặng học sinh".

Trong khi đó ông Trần Sĩ Thành - phó giám đốc Sở, cho rằng không chỉ Đắk Nông mà hiện tại các tỉnh Tây Nguyên cũng chưa có tỉnh nào hoàn thành việc mua máy tính bảng.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi nhằm tài trợ 100.000 máy tính cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh COVID-19.

Đây là chương trình thiết thực, đầy tính nhân văn, được triển khai tại 6 tỉnh miền Trung, bắc Tây nguyên với số tiền 250 tỉ đồng do 17 ngân hàng thương mại hưởng ứng nhằm hỗ trợ kịp thời học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh có cha mẹ qua đời do dịch bệnh COVID-19.

Chương trình "máy tính cho em" góp hơn 89 tỉ và hơn 103.000 thiết bị học tậpChương trình 'máy tính cho em' góp hơn 89 tỉ và hơn 103.000 thiết bị học tập

TTO - Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 15-10, hơn 89 tỉ đồng và hơn 103.000 thiết bị học tập là thành quả 1 tháng thực hiện chương trình "máy tính cho em" tại 52/63 tỉnh, thành.

Xem thêm: mth.87105445171212202-oc-auhc-nav-ior-gnaht-9-oehgn-hnis-coh-ohc-gnab-hnit-yam/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Máy tính bảng cho học sinh nghèo, 9 tháng rồi vẫn chưa có”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools