vĐồng tin tức tài chính 365

Phương Tây thắt chặt chi tiêu, châu Á lo ngại giảm sản xuất

2022-12-23 04:06

Người dân phương Tây giảm chi tiêu

Doanh số bán lẻ châu Âu giảm trong tháng Mười do người tiêu dùng phải vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao. Số liệu do Eurostat - cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU) - công bố hôm 5/12 cho thấy, khối lượng giao dịch bán lẻ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm 1,8% vào tháng Mười, mức giảm lớn nhất trong năm nay. Melanie Debono - nhà kinh tế của Công ty Tài chính Pantheon Macroeconomics (Anh) - cho rằng, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn. Bà giải thích: “Với việc chi tiêu cho dịch vụ có khả năng giảm bớt do người tiêu dùng muốn đảm bảo đủ tiền chi trả hóa đơn năng lượng, cũng như niềm tin tiêu dùng giảm sút, chúng tôi cho rằng tổng chi tiêu hộ gia đình sẽ giảm trong quý IV/2022”.

Việc người tiêu dùng châu Âu cắt giảm chi tiêu đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp châu Á trong đó có Việt Nam (trong ảnh: Sản xuất hàng xuất khẩu ở Công ty may Dony tại TPHCM) - ẢNH: HOA LÀI
Việc người tiêu dùng châu Âu cắt giảm chi tiêu đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp châu Á trong đó có Việt Nam (trong ảnh: Sản xuất hàng xuất khẩu ở Công ty may Dony tại TPHCM) - Ảnh: Hoa Lài

Để thích ứng với nhu cầu giảm, một số nhà bán lẻ tìm cách cắt giảm hoạt động của họ bằng cách đóng cửa hoặc ngừng phát triển các cửa hàng mới. Nhà bán lẻ thời trang Thụy Điển H&M thông báo vào cuối năm 2022 dự kiến sẽ mở khoảng 89 cửa hàng và đóng cửa khoảng 254 cửa hàng khác. Tờ Daily Mail tiết lộ 1/5 chi nhánh của H&M tại Anh đã đóng cửa kể từ thời điểm trước đại dịch. Nếu việc tái cấu trúc toàn cầu của H&M là quyết định chiến lược nhằm tập trung vào các thị trường tăng trưởng cao, thì đối với những nhà bán lẻ khác, việc đóng cửa nhiều cửa hàng dường như là vấn đề sống còn.

Vào tháng Mười một, chuỗi cửa hàng bách hóa của Đức Galeria Karstadt Kaufhof đã nộp đơn xin bảo hộ khả năng thanh toán và thông báo rằng họ có kế hoạch đóng cửa khoảng 40 trong số 131 địa điểm của mình. Giám đốc điều hành của tập đoàn - ông Miguel Müllenbach - đổ lỗi cho chiến sự Ukraine, chi phí năng lượng tăng cao và tâm lý tiêu dùng yếu là nguyên nhân dẫn đến việc đóng cửa. 

Tại Anh, doanh số bán lẻ sụt giảm trong tháng Mười một và tháng Mười hai đã chứng kiến các nhà bán lẻ thời trang như Joules và M&Co, cũng như cửa hàng nội thất trực tuyến Made.com, sụp đổ. Tại Mỹ, Bộ Thương mại nước này cho biết, doanh số bán lẻ trong tháng Mười một giảm 0,6%, mức giảm lớn nhất trong gần 1 năm. Sự sụt giảm này đảo ngược mô hình chi tiêu truyền thống, trong đó người tiêu dùng tăng cường chi tiêu vào cuối năm để tận dụng các ưu đãi. 

Doanh nghiệp châu Á thiếu đơn hàng

Các cuộc khảo sát kinh doanh của Công ty S&P Global (Mỹ) chỉ ra triển vọng tồi tệ đối với các nhà máy ở châu Á do việc giảm chi tiêu từ khách hàng Mỹ và châu Âu - nơi lạm phát tăng nhanh nhất trong nhiều thập niên. Annabel Fiddes - Phó giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence - nhận định: “Môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng thách thức. Áp lực lạm phát và các điều kiện tài chính thắt chặt dự kiến sẽ hạn chế hiệu quả của hoạt động sản xuất trong những tháng tới”.

Việt Nam có sự sa sút khi chỉ số quản lý thu mua PMI (giúp đo lường sức khỏe của ngành sản xuất) giảm xuống còn 47,4 vào tháng Mười một, từ mức 50,6 vào tháng Mười. Tại Nhật Bản, PMI cũng giảm xuống dưới ngưỡng 50 lần đầu tiên sau gần 2 năm. Các trung tâm sản xuất điện tử như Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc cũng hoạt động chậm lại. Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất giảm mạnh do tác động của COVID-19, những hạn chế liên quan và nguồn cầu yếu từ phương Tây buộc các công ty giảm hoạt động mua hàng và cắt giảm nhân viên với tốc độ ngày càng tăng. Theo kênh truyền hình CNBC, các nhà quản lý hậu cần tại Mỹ đang chuẩn bị cho sự chậm trễ trong việc giao hàng từ Trung Quốc vào đầu tháng 1/2023 do các chuyến tàu container bị hủy bỏ và các hãng vận tải biển hoãn xuất khẩu vào dịp nghỉ lễ mừng năm mới. 

Ở Ấn Độ, ngành dệt may trị giá 200 tỉ USD đang đối mặt với khủng hoảng khi người tiêu dùng ở các thị trường lớn cắt giảm chi tiêu cho quần áo. Xuất khẩu - chiếm khoảng 22% doanh thu của ngành - đã giảm trong 5 tháng liên tiếp, xuống còn 3,1 tỉ USD vào tháng Mười một. Doanh số bán hàng may mặc trong nước tăng trưởng chậm chạp do chi phí cao và hàng may mặc nhập khẩu giá rẻ. Sahid Khan - nhà sản xuất hàng may mặc ở TP Ahmedabad - cho biết: “Lãi suất cho vay cùng với chi phí lao động tăng lên, riêng doanh số bán hàng của tôi lại giảm”. Nhiều nhà sản xuất dệt may Ấn Độ cảnh báo về việc cắt giảm việc làm. Chandira Kumar - người đứng đầu Công ty Sentinel Clothing ở TP Tirupur - tiết lộ đã cho 2/3 công nhân nghỉ việc và nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, ông có thể sớm phải đóng cửa nhà máy. 

Tấn Vĩ (theo Bloomberg, PYMNTS, CNBC, Economic Times, Reuters)

Xem thêm: lmth.3211841a-taux-nas-maig-iagn-ol-a-uahc-ueit-ihc-tahc-taht-yat-gnouhp/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Phương Tây thắt chặt chi tiêu, châu Á lo ngại giảm sản xuất ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools