vĐồng tin tức tài chính 365

Mở cánh cửa xuất khẩu ôtô Việt

2022-12-25 07:53

999 chiếc ôtô điện VF 8 City Edition của VinFast đã cập cảng Benicia, California (Mỹ) sau khi khởi hành 26 ngày. VinFast cũng hoàn thành các thủ tục để bán hàng tại Mỹ và sẽ bắt đầu bàn giao sản phẩm tới khách hàng ngay trong tháng 12-2022.

Sản xuất hướng tới xuất khẩu

Đây là lô xe phiên bản giới hạn được sản xuất cho thị trường Mỹ nhằm tạo trải nghiệm trực tiếp về chất lượng sản phẩm. Cũng giống phiên bản VF 8 tiêu chuẩn song VF 8 City Edition sở hữu nhiều thông số nổi trội hơn cùng một số tiện nghi đặc biệt. Chiếc xe như một nền tảng kết nối nhiều khía cạnh của cuộc sống qua các tính năng công nghệ hiện đại, hệ thống trợ lái nâng cao và bộ ứng dụng tiện ích, giải trí thông minh.

Sự kiện hãng xe Việt VinFast chính thức xuất khẩu ôtô điện có ý nghĩa lớn trong việc khơi gợi cảm hứng và thổi bùng trở lại giấc mơ đưa chiếc xe của Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, trước đó, một số hãng xe khác đã thu được những kết quả ban đầu khi xuất khẩu ôtô ra các thị trường lân cận.

Tháng 2-2021, THACO xuất khẩu hơn 200 ôtô và linh kiện phụ tùng sản xuất tại các nhà máy thuộc KCN THACO Chu Lai sang các thị trường Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đáng chú ý, 80 xe Kia Grand Carnival xuất sang Thái Lan lần này là lô hàng thứ 7 được THACO bàn giao cho đối tác Yontrakit kể từ tháng 12-2019. Trong khi đó, 120 xe Kia Soluto xuất khẩu sang Myanmar là lô xe thứ 6 THACO xuất sang thị trường này. Ngoài ra, thương hiệu xe này còn xuất khẩu sơmi rơmoóc sang Nhật Bản, xuất khẩu xe buýt sang Thái Lan cho Công ty VOLVO Buses - nhà sản xuất xe bus lớn nhất thế giới thuộc VOLVO Group.

Trong tổng doanh số 2.500 xe được THACO xuất khẩu trong năm 2021, có đến 1.800 xe du lịch, hơn 70 xe tải, xe buýt và hơn 630 sơmi rơmoóc.

Tại Ford Việt Nam, năm 2020, khoản đầu tư bổ sung 82 triệu USD để nâng cấp nhà máy lắp ráp của Ford tại tỉnh Hải Dương đã nâng tổng vốn đầu tư của Ford ở Việt Nam lên hơn 200 triệu USD. Ford Việt Nam cũng từng xuất khẩu một số mẫu xe nhưng với số lượng nhỏ lẻ. Việc mở rộng nhà máy nói trên được cho là nhằm mục đích hướng tới xuất khẩu.

Tháng 9-2022, Tập đoàn Geleximco ký kết thỏa thuận thuê lại đất và cơ sở hạ tầng của Tổng Công ty Viglacera ở KCN Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô hiện đại gồm đầy đủ dây chuyền hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm với mức đầu tư 800 triệu USD. Trước mắt, nhà máy của Tập đoàn Geleximco sẽ sản xuất các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong, sau đó hướng đến dòng xe điện và xe hybrid (xe gồm động cơ đốt trong và điện). Bên cạnh đó, nhà máy còn sản xuất linh kiện, phụ tùng để cung cấp cho nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô của mình và những đối tác hướng tới xuất khẩu.

Mở cánh cửa xuất khẩu ôtô Việt - Ảnh 1.

Ôtô điện của hãng xe Việt Nam VinFast xuất khẩu thành công sang Mỹ

Còn nhiều trở ngại

Ông Phạm Văn Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Ford Việt Nam, cho rằng để có thể xuất khẩu ôtô thì sản phẩm cần bảo đảm sức cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước chưa thể đáp ứng yêu cầu về sức cạnh tranh do linh kiện, phụ kiện phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Giá thành sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực khoảng 20%, cần phải giảm xuống dưới 10% mới có khả năng xuất khẩu tốt.

Theo TS Nguyễn Thành Tâm, Trường ĐH Quy Nhơn, xuất khẩu xe buýt, xe tải dễ hơn xe du lịch khá nhiều bởi không đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, môi trường ở mức quá cao. Hiện các mẫu xe du lịch trong nước không chỉ khó đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu mà giá thành cũng cao hơn nhiều nước và dung lượng sản xuất mới chỉ đủ đáp ứng cho thị trường nội địa.

TS Khương Quang Đồng, chuyên gia ôtô, chỉ rõ thực tế nhiều liên doanh ôtô đều có nhà máy ở Thái Lan, Indonesia với quy mô lớn gấp nhiều lần ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các liên doanh ôtô luôn xây dựng chiến lược chung trên toàn cầu, xác định cụ thể khu vực nào sản xuất để phục vụ tại chỗ, khu vực nào sản xuất hàng xuất khẩu. Chưa kể, ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu cũng là điểm trừ lớn của Việt Nam.

Ở góc nhìn khác, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam chỉ thua kém thế giới đối với sản xuất xe động cơ đốt trong bởi các nước đã đi trước Việt Nam cả trăm năm. Còn với xe điện, sự kiện VinFast xuất khẩu xe điện sang Mỹ đã chứng minh thời đại của xe điện đã đến và Việt Nam hoàn toàn có đủ trình độ để sản xuất, xuất khẩu. "Sản xuất xe điện đơn giản hơn xe động cơ đốt trong bởi hộp số không quá phức tạp; chủ yếu tập trung vào phần mềm, pin, mô-tơ... Đây là cơ hội ngàn năm có một để Việt Nam phát triển ôtô điện và hướng đến xuất khẩu nếu như có chính sách hỗ trợ, tạo động lực" - PGS-TS Đỗ Văn Dũng nhận xét. 

Mở cánh cửa xuất khẩu ôtô Việt - Ảnh 2.
Mở cánh cửa xuất khẩu ôtô Việt - Ảnh 3.

Xem thêm: mth.17243530242212202-teiv-oto-uahk-taux-auc-hnac-om/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở cánh cửa xuất khẩu ôtô Việt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools