Bệnh nhân đến khám các bệnh lý liên quan về gan, ký sinh trùng... tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký quyết định ban hành kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút trên địa bàn TP giai đoạn 2022 - 2025.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C cao, và có gánh nặng bệnh tật cao liên quan đến viêm gan B và C.
Theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan B và C được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện năm 2017, Việt Nam ước tính có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính và khoảng 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính.
Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80.000 trường hợp xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan và khoảng 40.000 trường hợp tử vong hằng năm và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Qua giám sát dịch tễ học huyết thanh vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C trong nhóm người trưởng thành tại Việt Nam được thực hiện tại 32 tỉnh, thành (năm 2018 và 2019) với 25.649 người, kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính là 9,2%, còn vi rút viêm gan C mãn tính là 1%.
Tại TP.HCM, kết quả của giám sát dịch tễ học đối với 810 mẫu cho thấy tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính tại TP là 9,3%, còn từng nhiễm vi rút viêm gan B là 54,5%. Đối với vi rút viêm gan C, tỉ lệ người bị mãn tính là 0,3% và đã từng nhiễm là 1,5%.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM), trung bình mỗi ngày có khoảng 800 bệnh nhân khám các bệnh về gan, trong đó viêm gan vi rút B chiếm khoảng 60%, viêm gan vi rút C chiếm khoảng 14%.
Trước thực trạng này, UBND TP đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn TP giảm tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 0,5%; giảm lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con (sàng lọc đạt trên 70%); giảm thiểu lây truyền vi rút viêm gan B, C 100% tại cơ sở y tế và giảm thiểu lây truyền trong nhóm sử dụng ma túy.
Đồng thời, phải loại trừ lây truyền viêm gan B, C qua đường máu; giảm lây truyền vi rút viêm gan A, E qua đường tiêu hóa; giảm xơ gan, ung thư gan và tử vong do viêm gan vi rút B, C.
Để đạt được mục tiêu này cần huy động nguồn lực và vận động sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan...
TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra báo cáo thứ 2 về bệnh viêm gan cấp gây tử vong ở trẻ. Tính đến ngày 27-5, thế giới đã ghi nhận ít nhất 650 ca viêm gan cấp tại 33 quốc gia.
Xem thêm: mth.46075720162212202-gnohc-gnohp-hcaoh-ek-nel-mch-pt-gnat-gnouh-ux-oc-tur-iv-od-nag-meiv/nv.ertiout