vĐồng tin tức tài chính 365

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đưa Việt Nam lên vị thế mới

2022-12-27 09:26
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đưa Việt Nam lên vị thế mới - Ảnh 1.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 26-12, ông Lương Hoàng Thái - vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) - đã chia sẻ nhiều câu chuyện tại hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Xuất khẩu tăng sau hiệp định

Theo ông Thái, dù có nhiều e ngại khi CPTPP được ký kết nhưng kết quả ban đầu từ hiệp định là tương đối khích lệ. Bằng chứng là ngay trong năm đầu tiên thực thi hiệp định, hai thị trường mới là Canada và Mexico đều đạt tăng trưởng gần 30%. Từ mức xuất siêu trên 1 tỉ USD, sau 3 năm thực hiện hiệp định xuất khẩu sang các nước trong CPTPP đã duy trì xuất siêu lên tới 6 tỉ USD.

Tuy vậy, ngoài kết quả đã đạt được về xuất khẩu, hiệp định này đã đưa Việt Nam lên vị thế mới trong quá trình hội nhập. Ông Thái dẫn chứng: với tất cả những nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi EU đặt mối quan hệ thì đều ưu tiên các thành viên của CPTPP. 

Trong đó, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam là ba nước đầu tiên ở khu vực đều có quan hệ thương mại tự do với EU. CPTPP là bàn đạp để Việt Nam thiết lập quan hệ vững mạnh với những đối tác khác.

Thêm nữa, khi Việt Nam đi vào thực thi hiệp định, rất nhiều đối tác khác quan tâm, trong đó Anh và nhiều nước khác nộp đơn xin tham gia CPTPP. Và Việt Nam là thành phần ban giám khảo để xét đơn gia nhập của các đối tác như Vương quốc Anh, Hàn Quốc hay Trung Quốc và Đài Loan...

"Nhiều lợi thế mà CPTPP mang lại, đặc biệt là giúp kim ngạch ngành thủy sản xuất vào các nước CPTPP tăng thị phần từ 25% lên 30%", ông Nguyễn Hoài Nam - phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - nói và cho hay lợi thế lớn nhất mà các doanh nghiệp tận dụng được là thuế quan, ưu đãi về xuất xứ. 

Tuy vậy, có những thách thức cạnh tranh lớn, đó là vấn đề kỹ thuật. Đơn cử tại thị trường Úc đặt ra vấn đề an toàn sinh học trong sản phẩm tôm tươi đông lạnh.

Mặc dù tỉ lệ tận dụng ưu đãi xuất xứ trong CPTPP chỉ đạt 6-7%, nhưng theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), việc đáp ứng quy tắc xuất xứ trong CPTPP là không khó (trừ hàng dệt may). 

"Có rất nhiều yếu tố linh hoạt, kể cả về thủ tục, kể cả về điều kiện trong CPTPP và vì thế tôi muốn nhân cơ hội hội nghị này để kêu gọi các doanh nghiệp chúng ta quan tâm chú ý đến quy tắc xuất xứ của CPTPP không khó như chúng ta nghĩ, trừ dệt may" - bà Trang nói.

Bà Phạm Thị Ngọc Minh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, đề nghị để tận dụng tốt CPTPP, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP và có những đầu tư về nhân lực cũng như kinh phí trong việc lưu trữ hồ sơ để chứng minh xuất xứ hàng hóa. Đồng thời chú trọng việc quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến các nước đối tác và chủ động đầu tư hơn trong quy trình sản xuất để xây dựng thương hiệu.

45,1 tỉ USD

Đó là kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường CPTPP 10 tháng đầu năm 2022, trong khi cả năm 2021 xuất khẩu được 39,1 tỉ USD.

Xuất khẩu hơn 730 tỉ USD, phụ thuộc FDI cao

Cùng ngày, Bộ Công Thương tổ chức tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Điểm nhấn đáng chú ý là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 732 tỉ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu dự kiến tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỉ USD.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ bảy liên tiếp với thặng dư gần 11 tỉ USD…

Dù vậy, báo cáo của ngành công thương cũng cho thấy tốc độ tăng xuất khẩu chậm lại bắt đầu từ quý 4, thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm, cạnh tranh trên thị trường quốc tế tăng. Xuất khẩu tăng cao nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI vẫn còn lớn, khi kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI kể cả dầu thô chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch.

CPTPP đưa Việt Nam lên vị thế mớiCPTPP đưa Việt Nam lên vị thế mới

Đó là chia sẻ của ông Lương Hoàng Thái, vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, khi nói về vị thế của Việt Nam trong hội nhập, tại hội nghị tổng kết, đánh giá sau 3 năm đi vào thực thi Hiệp định CPTPP.

Xem thêm: mth.24090903262212202-iom-eht-iv-nel-man-teiv-aud-gnoud-hnib-iaht-neyux-ob-neit-av-neid-naot-cat-iod-hnid-peih/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đưa Việt Nam lên vị thế mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools