vĐồng tin tức tài chính 365

Linh hoạt điều hành, ngân hàng vượt sóng

2022-12-28 10:15

Ổn định giá trị Đồng Việt Nam

Hai lần tăng lãi suất điều hành, tổng mức tăng 2%; Nới biên độ tỷ giá USD/VND từ ±3% lên ±5%; Từng bước nâng tỷ giá trung tâm, với mức tăng hơn 2% trong cả năm; Nới trần tăng trưởng tín dụng từ 14% lên thêm 1,5 - 2% ngay trong tháng cuối cùng của năm… Hàng loạt các chính sách điều hành, giúp ngành ngân hàng thích ứng trong một năm kinh tế thế giới đầy biến động.

2022 là một năm tình hình thế giới, khu vực được mô tả là nhiều biến động phức tạp, khó lường, thậm chí là nhiều diễn biến chưa có tiền lệ… Với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam thì tác động là không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng Việt Nam đã rất linh hoạt, chủ động ứng phó, vừa đảm bảo các mục tiêu ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19…

Linh hoạt điều hành, ngân hàng vượt sóng - Ảnh 1.

Năm 2022, tỷ giá cũng như lạm phát đều được kiểm soát bất chấp những tác động lớn từ bên ngoài

Tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới, lạm phát trong năm 2022 đều tăng đáng kể. Như tại Mỹ, lạm phát lên tới 8%, mức cao nhất trong vòng 40 năm; lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng cao kỷ lục, hơn 10%... Còn ở Việt Nam, CPI cả năm dự báo cũng chỉ quanh mức 4%.

Về tỷ giá, rổ tiền tệ các nền kinh tế lớn trên thế giới mất giá từ 16 - 20%. Trong khi cặp tỷ giá USD/VND giao dịch tại các ngân hàng thương mại chỉ biến động khoảng 3,8% so với đầu năm…

Những số liệu này cho thấy, ngành Ngân hàng đã thực hiện được sứ mệnh quan trọng nhất là kiểm soát lạm phát, giữ ổn định giá trị tiền đồng. Bên cạnh đó là việc giữ ổn định hệ thống, hỗ trợ đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế cũng được thực hiện xuyên suốt trong năm.

Hỗ trợ phục hồi tăng trưởng

Tại Công ty TNHH Trung Hùng Hà Nội, xuất khẩu tới nhiều thị trường lớn, nhưng hơn một nửa nguyên liệu đầu vào vẫn cần phải nhập khẩu. Năm qua, dù giá USD ở thị trường thế giới biến động mạnh, nhưng Đồng Việt Nam không mất giá quá nhiều, giúp doanh nghiệp hạn chế được những tác động từ tỷ giá.

"Ôn định tỷ giá rất quan trọng với công ty xuất nhập khẩu vì ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành. Tất cả các đơn hàng đều được ký từ đầu năm, đơn giá không thể thay đổi nên nếu biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng chi phí vật liệu, lợi nhuận...", bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH Trung Hùng Hà Nội cho biết.

Bên cạnh tỷ giá, các doanh nghiệp cũng quan tâm tới lãi suất. Trước sức ép tăng lãi suất trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay trong nước năm 2022 đã tăng bình quân 0,8%. Nhưng nhiều ngân hàng cũng cố gắng tiết kiệm chi phí, để giảm lãi cho một số lĩnh vực ưu tiên. Chính sách tiền tệ năm qua phải thực hiện mục tiêu kép cả về lãi suất và tỷ giá.

"Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ khá nhiều chính sách, như tăng hạn mức tín dụng 1,5-2%, tăng cung tiền trên OMO kỳ hạn 91 ngày, cũng như các ngân hàng thương mại đồng thuận hạ lãi suất xuống dưới 9,5%. Kết quả lãi suất cho vay và huy động đã giảm 1-2% tùy phân khúc, tùy kỳ hạn", ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB cho biết.

Linh hoạt điều hành, ngân hàng vượt sóng - Ảnh 2.

Ổn định tỷ giá, lãi suất hỗ trợ lớn các doanh nghiệp trong năm 2022

Với các giải pháp điều hành linh hoạt, tín dụng đến 21/12 đã tăng 12,8%. Trong tuần cuối của năm vẫn còn dư địa khá lớn cho các ngân hàng đẩy mạnh vốn cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt khi Ngân hàng Nhà nước đã phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. 

Thách thức ngành ngân hàng 2023?

Theo lãnh đạo các ngân hàng thương mại, năm 2023, những khó khăn, thách thức với hoạt động ngân hàng vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED có lộ trình giảm dần quá trình tăng lãi suất sẽ làm áp lực lên tỷ giá, lãi suất được giảm bớt.

"Các vấn đề liên quan đến trái phiếu, đầu tư công sẽ gỡ được các nút thắt, từ đó giảm áp lực cung vốn của các ngân hàng. Với chính sách linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng sẽ ứng phó tốt hơn", ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB nhận định.

Tại hội nghị Tổng kết hoạt động ngành diễn ra hôm 27/12, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2023 sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng theo sát biến động của kinh tế thế giới. Mục tiêu là ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Đồng thời, tiếp tục hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Linh hoạt điều hành, ngân hàng vượt sóng - Ảnh 3.

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, thận trọng trong năm 2022

"Sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, thận trọng, cố gắng đáp ứng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cho tăng trưởng. Chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt, đảm bảo niềm tin của doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó tiếp tục cung ứng vốn vào lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, sản xuất hàng phụ trợ, thu mua lương thực nông sản…", ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước. Đồng thời,cân nhắc đưa ra những đề xuất về mở rộng đối tượng để nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ này. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.502126082212202-gnos-touv-gnah-nagn-hnah-ueid-taoh-hnil/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Linh hoạt điều hành, ngân hàng vượt sóng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools