vĐồng tin tức tài chính 365

Phát huy tài sản vô giá của sông rạch TP.HCM

2022-12-28 10:38
Phát huy tài sản vô giá của sông rạch TP.HCM - Ảnh 1.

Du khách đi buýt đường sông tham quan khung cảnh thơ mộng hai bờ sông Sài Gòn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc khoảng 2.000km (mật độ 3,38km/km2) đã tạo nên diện mạo đặc trưng riêng và vẻ đẹp cảnh quan khác biệt cho TP.HCM. Nhưng...

Dòng chảy ngày càng bị thu hẹp

TP.HCM có địa hình thuận lợi cho thoát nước với hệ thống gần 3.000 sông, kênh, rạch. Khu vực nội thành có năm hệ thống kênh rạch chính với tổng chiều dài hơn 50km. Nạn lấn chiếm sông, kênh, rạch để kinh doanh hàng quán và xây nhà là rất phổ biến.

Tại quận Bình Thạnh, rạch Phan Văn Hân, rạch Tân Cảng... không chỉ thoát nước cho cả khu vực mỗi khi có mưa mà còn làm thoáng mát trong các ngày nắng nóng. Nhưng nay rạch đã bị lấp. Thay thế là tuyến cống nhỏ hơn nhiều so với rạch cũ. Tại quận 2, rạch Bá Đỏ rất rộng dọc theo xa lộ Hà Nội gom nước trong khu vực thoát ra cả hai phía sông Sài Gòn và Rạch Chiếc đã bị lấp gần hết, thay vào đó là cống hộp...

Trước đây, nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, cơ quan chức năng đã lấp rạch Hàng Bàng (quận 6) và thay thế bằng tuyến cống hộp khiến toàn bộ lưu vực này trở thành rốn lũ khi có mưa lớn, nhất là khu vực bùng binh Cây Gõ. Sau đó, phải đào lên khơi thông lại rạch Hàng Bàng cùng với việc cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.

Sở Xây dựng TP.HCM vài năm trước đã thống kê cho thấy trên địa bàn thành phố còn tồn tại hàng chục vị trí kênh rạch bị lấn chiếm. Vấn đề là khi các vụ lấn chiếm cũ chưa giải quyết xong thì lại phát sinh những điểm lấn chiếm mới làm thu hẹp lòng rạch, hạn chế khả năng thoát nước.

Thu hút du lịch từ sông rạch

Có lẽ nhiều người cũng giống như tôi rất thích thú khi đi buýt đường sông từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến Linh Đông (TP Thủ Đức) mà vẫn còn mong có thể đi tiếp hành trình. Chẳng hạn từ sông Sài Gòn được đi tiếp qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào khu vực nội thành quận 3, Tân Bình để ra sân bay Tân Sơn Nhất. Từ đây qua Kênh Đôi, Kênh Tẻ, Bến Nghé, Tàu Hủ...

Ngoại thành cũng có mật độ kênh rạch dày đặc, cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 kênh Ðông (Củ Chi) và các kênh An Hạ, kênh Xáng (Bình Chánh) thuận lợi cho giao thông thủy. Tận dụng khai thác không chỉ phục vụ du lịch, phát triển kinh tế mà còn giảm tải ùn tắc giao thông cho đường bộ.

Sông Sài Gòn len lỏi trong lòng đô thị còn đi qua nhiều địa phương Tây Ninh, Bình Dương giáp với sông Đồng Nai, Soài Rạp và kết nối Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ấn tượng nếu người dân được đi lại bằng giao thông công cộng buýt đường sông, ca nô lướt sóng chở khách.

Kết nối giao thông thủy với các điểm du lịch như bến Bạch Đằng, cột cờ Thủ Ngữ, tượng Trần Hưng Đạo, bảo tàng Tôn Đức Thắng, công viên Ba Son, bến Nhà Rồng, cảng Sài Gòn... Dọc sông còn có khu đô thị Bình Quới, khu du lịch Văn Thánh; còn ngoại thành có di tích lịch sử Củ Chi, Ngã ba Giồng (Hóc Môn)... Với sông Sài Gòn, hạ lưu quận 7 và huyện Nhà Bè là vùng trũng vừa làm công viên bảo tồn không gian sinh thái vừa phục vụ thoát nước.

Tăng tốc cải tạo kênh rạch với hình thức xã hội hóa?

Cần nạo vét kênh rạch và xây bờ kè bảo vệ, làm tuyến đường hai bên vừa phục vụ giao thông có công viên, chiếu sáng, nhà vệ sinh, điểm giữ xe... Thiết lập hệ thống tiện ích, bảo vệ môi trường vừa là nơi phục vụ cộng đồng, xử lý thoát nước, giúp giảm tải áp lực quá tải giao thông và khai thác lợi thế về thương mại, dịch vụ, du lịch. Không gian công cộng này còn có thêm chức năng ngăn ngừa nguy cơ nước thải chưa xử lý thoát trực tiếp ra sông.

Những kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm được cải tạo, chỉnh trang đã tạo diện mạo mới cho cảnh quan và môi trường trong khu vực. Dẫu vậy vẫn còn nhiều nơi cần được cải tạo, chỉnh trang. Trong đó có những dự án trọng điểm được liệt kê như cải tạo kênh Hy Vọng, rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh... Tất cả đều rất tốn kém.

Nên chăng lồng ghép việc cải tạo, chỉnh trang này hướng đến xây dựng đô thị sông nước đa chức năng. Kêu gọi xã hội hóa, nhà đầu tư được khai thác quỹ đất và các dịch vụ có liên quan thương mại, kinh doanh, mua bán để hòa vốn và có lợi nhuận rồi tái đầu tư, trong khi người dân cũng được hưởng lợi từ dự án. Tin rằng với giải pháp phù hợp, chính quyền sẽ thành công.

Quản lý hệ thống kênh rạch: Tổng hòa ba yếu tố tự nhiên, nhân tạo và con ngườiQuản lý hệ thống kênh rạch: Tổng hòa ba yếu tố tự nhiên, nhân tạo và con người

Với một đô thị đang trên đà phát triển như TP.HCM, hệ thống kênh rạch cực kỳ cần thiết. Cũng bởi nếu không có sự điều hòa từ hơi nước, không khí tại thành phố sẽ rất ngột ngạt, dẫn đến chất lượng sống sẽ bị ảnh hưởng.

Xem thêm: mth.49363258082212202-mchpt-hcar-gnos-auc-aig-ov-nas-iat-yuh-tahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát huy tài sản vô giá của sông rạch TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools