vĐồng tin tức tài chính 365

Tránh để ‘nước đến chân mới nhảy’, Gen Z nhất định cần chuẩn bị 5 vấn đề tài chính sau cho năm 2023 dự báo nhiều bất ổn

2022-12-28 18:31

Đối với Thế hệ Z (Gen Z – những người sinh trong khoảng cuối thập niên 1990 đến đầu thập niên 2000), thật không dễ dàng khi nghĩ đến việc tiết kiệm, đầu tư và thậm chí là lên kế hoạch nghỉ hưu.

Khi những người trẻ tuổi bắt đầu đi làm và xây dựng sự nghiệp, thị trường chứng khoán và trái phiếu biến động mạnh, suy thoái kinh tế rình rập, tiền lương không theo kịp lạm phát, lãi suất và nợ thẻ tín dụng tăng, chi phí nhà ở cũng tăng lên và tiền tiết kiệm hưu trí ngày càng bị xói mòn.

Các cố vấn cho biết, đối với Gen Z, đầu năm mới là thời điểm tốt để kiểm tra sức khoẻ tài chính. Họ khuyên người trẻ phác thảo một lộ trình cân bằng các mục tiêu tiền bạc trước mắt, đồng thời lưu tâm đến việc tiết kiệm tiền nghỉ hưu cho dù là còn hàng chục năm nữa.

Dưới đây là 5 điều chuyên gia cho rằng những người trẻ tuổi nên làm để chuẩn bị cho năm 2023.

Bảng cân đối thu chi cá nhân

Cố vấn tài chính Dustin Smith của công ty Wealth Enhancement Group cho biết ngày nay, mọi người hiếm khi cùng lúc xem xét tất cả thu nhập, khoản đầu tư và chi tiêu của họ. Ông cho rằng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, Gen Z cần hiểu biết thấu đáo và toàn diện về tình hình của bản thân. Điều đó liên quan đến việc cẩn thận lập danh sách các giao dịch và đặc biệt chú ý đến những vấn đề như lãi suất và các khoản đăng ký định kỳ.

Phó chủ tịch và giám đốc điều hành Bill McManus tại Hartford Funds cho biết, người trẻ cũng nên tính trước những khoản chi lớn trong tương lai, chẳng hạn như chuyển nhà hoặc đi du lịch, đồng thời xây dựng các kế hoạch tiết kiệm ngắn hạn phù hợp.

Khoản tiết kiệm cho trường hợp khẩn

Nguyên tắc tiết kiệm chung là dành ra các khoản tiền có thể dùng trong 3-6 tháng cho các trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt nếu Gen Z lo lắng về sự ổn định của công việc trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Cố vấn tài chính T.J. Williams của Wealth Enhancement Group cho biết: “Nếu bạn đang đi làm, hãy đảm bảo tình hình tài chính của bạn đang ổn định, chẳng hạn như có một khoản tiết kiệm tiền mặt trước khi trả hết nợ”.

Ông nói thêm rằng mặc dù tiết kiệm tiền trước khi trả hết nợ nghe có vẻ kỳ lạ. nhưng nếu không làm như vậy, người trẻ có thể ngập sâu trong nợ nần, buộc họ phải bán các khoản đầu tư có lợi về lâu dài.

Để tận dụng tối đa các khoản tiền tiết kiệm và bảo vệ chúng khỏi lạm phát, cố vấn khuyên người trẻ nên mua nhiều sản phẩm tài chính khác nhau tại các ngân hàng, chẳng hạn như tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Song, mọi người cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng nơi gửi gắm tiền của mình.

Tránh để ‘nước đến chân mới nhảy’, Gen Z nhất định cần chuẩn bị 5 vấn đề tài chính sau cho năm 2023 dự báo nhiều bất ổn trực chờ - Ảnh 1.

Hình minh hoạ.

Kế hoạch nghỉ hưu

Tại Mỹ, nhiều công ty tự động đăng ký cho nhân viên tham gia kế hoạch tiết kiệm hưu trí 401(k) hoặc 403(b). Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu lập kế hoạch tài sản Maria Bruno tại Vanguard nói rằng người trẻ nên tận dụng tối đa quyền lợi tại các công ty đó.

Trong điều kiện lý tưởng, mọi người sẽ đặt 10% đến 15% thu nhập hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm. Nếu điều đó không khả thi trong hiện tại, 1% đến 2% cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong thời gian dài, các cố vấn cho biết.

Trả nợ

Nợ cá nhân từ các khoản vay sinh viên hoặc thẻ tín dụng không chỉ là một căng thẳng về tài chính, nó ảnh hưởng đến điểm tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng đăng ký thẻ tín dụng và thế chấp khác. Vì thế, những người trẻ muốn trả nợ nên tập trung vào những gì có lãi suất cao nhất.

Lãi suất trung bình cho thẻ tín dụng đã tăng trên 19% trong năm nay, do Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất mạnh nhằm chống lại lạm phát. Các kế hoạch tài chính ngắn hạn như mua ngay, trả sau (BNPL) có thể khiến khoản vay tích tụ nhanh chóng và gây ảnh hưởng điểm tín dụng.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư

Đối với những người muốn đầu tư, quyết định quan trọng nhất cần đưa ra là phân bổ tài sản. Đặc biệt là phân bổ khoản đầu tư trái phiếu có xu hướng ổn định và cổ phiếu có xu hướng rủi ro hơn nhưng mang lại lợi nhuận cao.

Cố vấn Michelle Griffith tại Citi cho biết tỷ lệ phân chia truyền thống 60/40 giữa cổ phiếu và trái phiếu có thể giúp các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro vừa phải. Nhưng mỗi cá nhân cần xác định khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân, mức độ thua lỗ họ có thể chịu đựng được.

Các khoản đầu tư nên được trải rộng trên các công ty có quy mô và lĩnh vực khác nhau. Các khách hàng trẻ tuổi của Griffith có xu hướng ủng hộ tiền số và công nghệ. Điều đó có nghĩa là họ đã thua lỗ lớn trong năm nay và bỏ lỡ cơ hội trong các lĩnh vực như năng lượng.

Nhà lập kế hoạch tài chính Kyle McBrien tại Betterment cho biết các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu meme và giao dịch quyền chọn không hẳn lúc nào cũng thua lỗ, nhưng chúng không nên chiếm quá 5% - 10% danh mục đầu tư.

Theo Bloomberg

Xem thêm: nhc.7771304182212202-ohc-curt-no-tab-ueihn-oab-ud-3202-man-ohc-uas-hnihc-iat-ed-nav-5-ib-nauhc-nac-hnid-tahn-z-neg-yahn-iom-nahc-ned-coun-ed-hnart/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tránh để ‘nước đến chân mới nhảy’, Gen Z nhất định cần chuẩn bị 5 vấn đề tài chính sau cho năm 2023 dự báo nhiều bất ổn ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools