TS Phạm Thị Thanh Xuân trình bày nghiên cứu - Ảnh: TIẾN LONG
Nhận định được TS Phạm Thị Thanh Xuân, Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, chia sẻ tại tọa đàm "Triển vọng kinh tế 2023: Thúc đẩy tăng trưởng từ nội địa" chiều 28-12.
Thay nhóm nghiên cứu báo cáo kinh tế vĩ mô TP.HCM quý 4-2022 trình bày báo cáo, TS Xuân cho rằng cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay không làm quy mô vốn huy động tăng đột biến và dòng vốn cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các định chế tài chính.
Dẫn chứng chênh lệch room vốn giữa huy động và tín dụng thu hẹp nhất trong lịch sử tại TP.HCM, bà Xuân cho rằng cuộc đua lãi suất đã đủ dài để các ngân hàng xác lập thị phần, và nhóm nghiên cứu nhận định cuộc đua này cũng gần đến lúc hạ nhiệt và về đích.
Nếu diễn biến theo hướng này, việc nới room tín dụng cho 2023 mới thực sự phát huy tác dụng, cung vốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó 2023. Ngược lại, càng siết room tín dụng, cuộc đua lãi suất sẽ còn tiếp tục và tạo hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế. Quy mô vốn huy động không tăng đột biến. Dòng vốn cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các định chế tài chính.
PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh - hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật và TS Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - điều hành buổi tọa đàm - Ảnh: TIẾN LONG
Cùng với vấn đề về vốn, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM cũng đưa ra khuyến cáo về sự xuất hiện "sốc kinh tế" vào quý 1-2023 và sự phục hồi vào quý 2-2023.
Theo đó, lạm phát quay trở lại ngay từ cuối năm 2022 và có thể dao động mạnh từ đầu năm 2023, tạo nhiều áp lực lên nền kinh tế. Cú sốc kinh tế lần này có thể để lại những ảnh hưởng xấu hơn trong giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ là cú sốc chứ chưa rơi vào tình trạng nguy hiểm như suy thoái kinh tế.
Theo bà Xuân, việc cảnh báo sớm có thể đưa ra các giải pháp để "cứu". Trong bối cảnh triển vọng 2023 không nhiều điểm sáng, trong khi lực đẩy phát triển từ bên trong rất khó kiến tạo trong thời gian ngắn, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần ưu tiên xây dựng kịch bản phát triển ổn định và "chống sốc", thay vì quá tập trung vào tăng trưởng và mở rộng.
Mặt khác, nhóm cũng kiến nghị tiếp tục kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn COVID-19, như chính sách giảm 2% VAT, hay giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới.
Tại tọa đàm, TS Nguyễn Tú Anh cũng phân tích tình hình kinh tế thế giới cũng như những thách thức với kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023.
Theo ông Anh, lý do lạm phát là do nền sản xuất Việt Nam phần lớn nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu từ bên ngoài. Thời điểm này, do nhiều yếu tố, giá nhập khẩu các mặt hàng này tăng đẩy lạm phát trong nước tăng. Do vậy, việc siết chặt room tín dụng và nâng lãi suất có thể có nguy cơ thiếu vốn cho nền kinh tế.
TTO - Hiệp hội Ngân hàng họp với các ngân hàng hội viên để kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa 9,5%/năm, kể cả các khoản cộng khuyến mãi nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, an toàn thanh khoản hệ thống.
Xem thêm: mth.22753457182212202-gnah-nagn-cac-auc-gnod-yuh-taus-ial-aud-couc-gnud-cul-ned-ad/nv.ertiout