vĐồng tin tức tài chính 365

Học sinh trầm cảm vì bài vở: Lỗi cả nền giáo dục lẫn phụ huynh

2022-12-29 15:28
Học sinh trầm cảm vì bài vở: Lỗi cả nền giáo dục lẫn phụ huynh - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Kim Linh (thứ hai từ phải sang), Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM), ngoài tư vấn tâm lý còn lắng nghe và giải đáp những khúc mắc về mọi vấn đề trong cuộc sống - Ảnh: DUYÊN PHAN

Dưới đây là một số ý kiến đáng chú ý của các bậc phụ huynh phản hồi trên Tuổi Trẻ Online:

Hãy đặt mình vào vị trí của con

Đi học thêm, bồi dưỡng, tăng cường này nọ để cuối năm có thành tích giỏi, xuất sắc nhưng đến khi đi thi chuyển cấp, thi đại học thì kết quả không như mong đợi.

Bởi vì học thêm giáo viên cho bài tủ, luyện tới luyện lui rồi kiểm tra thì biết làm hết nên điểm cao. Đi thi người khác cho đề nếu không ngay tủ thì xem như tiêu. Con mình có năng khiếu nghệ thuật thì tại sao lại ép con học giỏi toán lý hóa...

Vì vậy hãy đặt mình vào vị trí của con từ việc ăn uống sinh hoạt đến sở thích, học tập. Ngoài ra, ngành giáo dục cần phải có những quy định, chế tài và nghiêm trị khi có cá nhân, đơn vị vi phạm.

Nói cấm dạy thêm chứ thực tế dạy thêm đầy. Nhà trường thì tự ý tổ chức học tăng cường, phụ đạo; cấp 1 cũng tăng cường toán, tiếng Việt trong khi ngày học 2 buổi; học phí thì nói miễn nhưng thật ra miễn được bao nhiêu môn? Còn lại là phụ huynh phải tự trả.

Ngày xưa đóng học phí nhưng tính ra còn rẻ hơn bây giờ phải đóng các môn tự nguyện, nói tự nguyện vậy chứ học chung một lớp không lẽ giờ đó cháu nào không đăng ký học thì đi ra ngoài ngồi?

Vậy mà khi kiểm tra lại kiến thức thì con chẳng tiếp thu được bao nhiêu, phải kèm lại cho con. Phụ huynh thì ai cũng ngại, không dám lên tiếng vì sợ con mình bị bỏ rơi.

Đến cái chuyện con gái học lớp 2 rồi ở lại thay đồ bán trú trong lớp mà không có cái rèm, học sinh nam nhìn nên bé ngại không dám thay đồ mà cũng không dám nói với cô.

Hội phụ huynh thì chỉ đến lễ Tết, họp phụ huynh đứng ra nhận quyên góp quà cho cô, quỹ lớp quỹ trường chứ không hỏi han gì tình hình học tập các con có khó khăn gì không, có gia đình nào thật sự khó khăn cần giúp đỡ không?

Đây là một số vấn đề mà bấy lâu nay vẫn vậy, không giải quyết được.

Bạn đọc Tuấn Vũ

Chương trình học quá cồng kềnh

Chính các vị làm giáo dục ngày nay thì ngày trước cũng đi học và tự học, không phải học thêm tối ngày, có khi chơi suốt nhưng vẫn được điểm cao. Học không phải lăn lưng như bây giờ.

Thật buồn khi mà trẻ đi học muốn điểm cao ở lớp thì phải đi học thêm giáo viên dạy mình, giáo viên trường mình học; muốn thi vào được lớp 10 thì phải đi tìm giáo viên giỏi…

Chính vì vậy học sinh đi học tối ngày. Lỗi là do chương trình quá cồng kềnh, giáo dục nặng thành tích, hình thức. Ngay sách giáo khoa cũng mỗi nơi một kiểu, sách Chân trời sáng tạo quá nhiều sạn…

Bạn đọc Văn Minh

Học sinh trầm cảm vì bài vở: Lỗi cả nền giáo dục lẫn phụ huynh - Ảnh 2.

Câu lạc bộ kịch Hoàng Hoa Thám của học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh, TP.HCM) từng diễn vở kịch "Triệu chứng cuối cùng" để nói về những khúc mắc tâm lý, nguy cơ bị trầm cảm của học sinh - Ảnh: THU HƯƠNG

Làm bài tập là cực kỳ quan trọng

Lớp 9 và 12 là hai lớp đánh dấu bước ngoặt rất quan trọng cho các em chuyển cấp thi tốt nghiệp và đại học. Giai đoạn này toàn chạy nước rút cho kịp học kỳ và ôn thi. Nếu chậm trễ giảm tải bớt lại có đảm bảo kịp thời gian ôn luyện.

Hơn nữa, học trên lớp là một chuyện, vấn đề quan trọng nhất vẫn là các em về nhà tự làm bài tập để giáo viên nhìn nhận đánh giá điều chỉnh và chú ý vào những điểm em nào chưa tốt thì giúp đỡ. Từ đó các em cũng có cái nhìn rõ ràng kiến thức nào mình chưa tốt qua làm bài tập, từ đó điều chỉnh lại và cố gắng hơn.

Bài tập về nhà là bước rèn luyện tự học nâng cao, biến kiến thức thành kĩ năng kỹ xảo vận dụng thành thục.

Thời gian 45 phút trên lớp làm sao giáo viên có thể dạy hết, chưa nói đến mở rộng phát triển kỹ năng nhiều hơn.

Chung quy lại, bài tập về nhà là rất quan trọng, dù giáo viên không giao bài tập nhưng nhiều em cũng đã tự biết tìm các nguồn tài liệu khác để rèn luyện làm thêm rất đáng khen.

Ngoài ra cần xem lại chương trình hiện tại có quá tải không, có những môn nào không cần thiết hay kiến thức nào cần lược bỏ hay không?

Ở nước ta giáo viên mớm mồi làm tất cả mọi thứ cho học sinh, học sinh chỉ có việc học.

Ở nước ngoài họ cho học sinh học theo phương pháp như đại học, đòi hỏi học sinh tự vận động nhiều hơn, tự học nhiều hơn.

Bạn đọc Thanh

Lỗi phần lớn là ở phụ huynh

Theo mình nghĩ, học sinh rơi vào tình trạng này phần lớn lỗi thuộc về phụ huynh. Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình phải giỏi bằng bạn bằng bè mà không hề để ý đến năng lực của chính con mình.

Con người chúng ta khi sinh ra đều có sở trường và thế mạnh riêng. Thay vì phát huy thế mạnh đó, chúng ta lại nghĩ phải giỏi tất cả thì mới gọi là giỏi.

Chính vì thế các em yếu môn nào thì cha mẹ lại đăng ký môn đó và phong trào học thêm diễn ra. Em nào đi học thêm thì được sự ưu ái của thầy cô bộ môn. Em nào không đi học thì phần nhiều các thầy cô sẽ có cái nhìn khác.

Và như thế các em lại phải quay cuồng trong cái vòng luẩn quẩn bài vở. Xin hỏi con chúng ta có phải là siêu nhân đâu?

Và cũng xin hỏi phụ huynh chúng ta có ai giỏi toàn diện không? Chúng ta cần có cái nhìn và thay đổi cách suy nghĩ thì mới mong trả lại tuổi thơ cho các em.

Bạn đọc Đăng Trọng

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì về vấn đề trên? Bạn có đồng ý với những ý kiến trên hay có đề xuất nào khác?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến phản hồi trong ngày qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

13% học sinh TP.HCM trầm cảm vì bài vở: 13% học sinh TP.HCM trầm cảm vì bài vở: 'Chừng nào chúng em mới có ngày cuối tuần ra hồn?'

Ở bậc THCS, THPT tại TP.HCM, có 12% học sinh cảm thấy bị stress, 22,58% em trong trạng thái lo âu và hơn 13% học sinh trầm cảm ở mức vừa, nặng, rất nặng.

Xem thêm: mth.30004405192212202-hnyuh-uhp-nal-cud-oaig-nen-ac-iol-ov-iab-iv-mac-mart-hnis-coh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học sinh trầm cảm vì bài vở: Lỗi cả nền giáo dục lẫn phụ huynh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools