vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều bị hại 'không tin Nguyễn Thái Luyện lừa đảo'

2022-12-30 04:11
Nguyễn Thái Luyện trước giờ tuyên án sáng 29/12. Ảnh: Đình Văn

Nguyễn Thái Luyện trước giờ tuyên án sáng 29/12. Ảnh: Đình Văn

Sáng 29/12, sau hơn 20 ngày xét xử, toà đưa ra phán quyết đối với Nguyễn Thái Luyện, 36 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba (địa ốc Alibaba) cùng 22 đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Rửa tiền.

Các bị cáo được đưa đến toà khá sớm, chuẩn bị cho phiên tuyên án diễn ra lúc 8h và dự kiến kéo dài trong 2 ngày.

Vụ án có số lượng người tham gia tố tụng đặc biệt lớn, lên tới gần 5.000 người, bao gồm hơn 4.000 bị hại, 100 người liên quan và hàng chục luật sư... Ngoài việc dựng nhiều nhà bạt, với khoảng 2.000 ghế dự phòng ngoài sân cùng nhiều màn hình lớn, camera, toà còn truyền hình trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của toà án để người tham gia vụ án theo dõi.

Khi HĐXX vào làm việc, chỉ gần 100 bị hại có mặt. Một nhóm người thẳng thắn cho rằng "Luyện không lừa chúng tôi", đồng thời túm tụm một chỗ làm đơn xin cứu xét, giảm án cho Luyện và các bị cáo. Họ là những người mua đất của địa ốc Alibaba, đang làm thủ tục sang tên ra công chứng thì Luyện bị bắt.

"Nếu Luyện thực sự muốn lừa khách hàng thì không lôi kéo cả vợ, 3 anh em để cùng vướng vào lao lý. Hơn nữa, bị cáo sẽ rút hết tiền của khách hàng để sử dụng chứ không để trong ngân hàng rồi bị tịch thu hết tài sản", một phụ nữ lớn tuổi trong nhóm nói.

Trước đó, trong quá trình xét xử, nhiều bị hại bày tỏ mong muốn được nhận lại đất dù là đất nông nghiệp. Phần lớn những bị hại khác xin nhận lại tiền đầu tư.

Sau 4 tiếng công bố bản án, HĐXX tóm lược xong quan điểm truy tố của VKS đối với các bị cáo. Chiều nay toà tiếp tục làm việc.

Nhóm bị hại làm đơn xin giảm án cho Nguyễn Thái Luyện. Ảnh: Đình Văn

Nhóm bị hại làm đơn xin giảm án cho Nguyễn Thái Luyện. Ảnh: Đình Văn

Quá trình xét xử, VKS giữ nguyên quan điểm cho rằng có đủ căn cứ xác định Luyện và đồng phạm thực hiện hành vi sai phạm như trong cáo trạng. Từ tháng 5/2016, Luyện (cử nhân luật) thành lập Công ty địa ốc Alibaba với vốn điều lệ một tỷ đồng. Hai năm sau, công ty thay đổi vốn lên mức 1.600 tỷ đồng, song con số này chỉ tăng trên giấy tờ. Với vai trò Chủ tịch HĐQT và lợi thế hiểu biết Luyện tìm cách lách luật, tạo dựng lên hệ thống kinh doanh các dự án bất động sản "ma".

Luyện thành lập 22 pháp nhân, giao cho người thân và nhân viên đứng tên, trong đó sử dụng 12 công ty với tư cách là chủ đầu tư 58 dự án bất động sản không có thật tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận; tự phân lô, tách thửa trái pháp luật; quảng cáo gian dối để bán cho hàng nghìn người.

Luyện đã dùng tiền cá nhân và phần lớn tiền chiếm đoạt được từ khách hàng, chỉ đạo người thân, nhân viên đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tại các tỉnh trên. Sau đó, những người này ủy quyền cho các pháp nhân do Luyện thành lập để 12 công ty này vẽ dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp, phân lô, tách thửa trái quy định bán cho khách hàng. Ngoài ra, địa ốc Alibaba còn hứa mua lại đất nền giá cao hơn với lợi nhuận 30% chỉ sau một năm, hoặc có lãi ngay sau khi mua và tăng dần theo thời gian để huy động thêm tiền của khách. Toàn bộ tiền được nộp về Công ty Alibaba để Luyện quản lý, sử dụng.

Toàn bộ dự án được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn mà Công ty Alibaba chuyển nhượng cho khách hàng, không phải là đất thổ cư như nội dung thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng. Bằng các thủ đoạn này, Chủ tịch địa ốc Alibaba và đồng phạm là nhân viên dưới quyền đã chiếm đoạt gần 2.400 tỷ đồng của 4.560 khách hàng. Cơ quan điều tra đã làm việc được với 4.065 người tố cáo bị chiếm đoạt 2.108 tỷ.

Quá trình điều tra cũng như tại tòa, Luyện thừa nhận là người chỉ đạo xuyên suốt hoạt động của công ty và chỉ đạo nhân viên nhưng cho rằng không lừa dối, chiếm đoạt tiền của khách hàng, cáo trạng truy tố mình oan sai; tất cả các dự án đều có thật.

Tuy nhiên, theo VKS, Luyện chưa từng liên hệ với các cơ quan chức năng để làm thủ tục xin cấp phép xây dựng dự án nhưng đã quảng cáo rầm rộ để bán cho khách hàng. Việc bị cáo cho rằng mình có đất mới chỉ đáp ứng điều kiện "cần" nhưng chưa "đủ". Do đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Luyện mức án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị cáo Huỳnh Tú Trinh. Ảnh: Đình Văn

Bị cáo Huỳnh Tú Trinh. Ảnh: Đình Văn

Là người giúp sức cho Luyện trong việc quản lý tài chính của công ty, Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, Giám đốc tài chính Công ty Alibaba), bị VKS đề nghị 14-16 năm tù. Ngoài ra, bị cáo Mai còn bị đề nghị 12-14 năm tù về tội Rửa tiền. Tổng hợp hai tội danh, bị cáo bị đề nghị 30 năm tù - mức án cao nhất của khung hình phạt có thời hạn.

Đối với Nguyễn Thái Lĩnh và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện), VKS đề nghị 16-30 năm tù; các bị cáo khác bị đề nghị 5-20 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị tòa buộc bị cáo Luyện và Mai liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho hơn 4.000 bị hại.

Nói lời sau cùng, bị cáo Luyện vẫn cho rằng mình không phạm tội lừa đảo, cam kết trả đủ tiền cho khách hàng và xin toà cho phép tiếp tục thực hiện các giao dịch dân sự đối với khách hàng mua đất đã được cấp sổ là đất thổ cư.

Vợ, em trai Luyện và hầu hết bị cáo khác đều thừa nhận hành vi sai phạm của mình, tỏ ra ăn năn hối cải, xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm về với gia đình... Riêng bị cáo Mai phải trả lại 13 tỷ đồng của Alibaba.

Hải Duyên - Đình Văn

Xem thêm: lmth.3373554-oad-aul-neyul-iaht-neyugn-nit-gnohk-iah-ib-ueihn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều bị hại 'không tin Nguyễn Thái Luyện lừa đảo'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools