vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD trong năm 2023

2022-12-30 14:16

Sáng 30/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả sản xuất ngành nông nghiệp năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Trong năm qua, ngành Nông nghiệp với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và việc đổi mới tư duy để vượt qua khó khăn, thách thức từ các tình huống bất bình thường của thực tiễn sản xuất kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu phát triển.

Theo thống kê, năm 2022 giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) đạt 3,36% là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây; trong đó, nông nghiệp tăng 2,88%; thủy sản tăng 4,43%, lâm nghiệp tăng 6,13%; tỉ lệ che phủ rừng trên 42,02%; tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 73%.

Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) toàn ngành đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021; thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD.

Trước những kết quả đạt được trong năm 2022, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: “Năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn của toàn nền kinh tế nước ta, trong bối cảnh đó ngành nông nghiệp Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn mang tính đặc thù. Tuy nhiên, năm qua ngành nông nghiệp đã đạt được những tín hiệu tích cực, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây”.

Kinh tế vĩ mô - Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD trong năm 2023

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại họp báo. (Ảnh: Mai Trang)

Đồng thời, Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh, chuyển sang năm 2023, nền kinh tế sẽ đứng trước thách thức rất lớn. Nhưng từ những kết quả đạt được trong năm 2022, ngành nông nghiệp cần chủ động đưa ra các kế hoạch, phương án đồng bộ để đạt được mục tiêu đề ra trong năm tới, bởi năm 2023 được coi là năm bản lề cho kế hoạch 2021-2027.

Thông tin về chỉ tiêu phát triển, ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ NN&PTNT cho biết: “Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỷ trọng ngành, sản phẩm NLTS có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm”.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được mở rộng cả về ngành hàng và sản phẩm, chú trọng thị trường trong nước; kịp thời tháo gỡ nhiều rào cản thương mại, xuất khẩu NLTS đạt kỷ lục mới. Cụ thể, năm 2022, xuất khẩu NLTS đạt kết quả cao kỷ lục 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD. Trong đó có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt kim ngạch trên trên 3 tỷ USD.

Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới, phát triển cả về số lượng, chất lượng và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động. Cơ giới hóa nông nghiệp có bước phát triển nhanh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp. 

Năm 2022 có 9 dự án với tổng mức đầu tư trên 6.750 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động. Năm 2022, thành lập mới được 980 HTX nông nghiệp, nâng tổng số HTX nông nghiệp lên gần 21.000 HTX.

Bộ NN&PTNT đánh giá, năm 2023 nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: áp lực lạm phát và chi phí sản xuất tăng mạnh; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng mới; đặc biệt là tác động từ xung đột Nga - Ukraine.

Mặc dù vậy, Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản là 54 tỷ USD.

Kinh tế vĩ mô - Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD trong năm 2023 (Hình 2).

Mục tiêu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản là 54 tỷ USD.

Chia sẻ thêm về mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023 với báo chí, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp có đặc thù riêng về thời gian tăng trưởng, khác với ngành công nghiệp hay dịch vụ. Đồng thời trước dự báo khó khăn, mục tiêu của ngành nông nghiệp không chỉ đảm bảo xuất nhập khẩu mà còn phải đặc biệt chú trọng đến đảm bảo thị trường trong nước.

“Chính vì vậy, mục tiêu được đề ra như trên hoàn toàn hợp lý, bởi để phấn đấu kim ngạch đạt 54% đã là sự cố gắng lớn của toàn ngành. Không nên đưa ra các mục tiêu quá cao mà phải phù hợp với tình hình thực tiễn dựa trên cơ sở khoa học", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn... Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và biến động thị trường để gia tăng xuất khẩu, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định EVFTA, CTPPP cho hàng nông sản Việt Nam.

Song song với đó, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

Đồng thời, tích cực trong công tác đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Xem thêm: lmth.241885a-3202-man-gnort-dsu-yt-45-tad-uahk-taux-ueit-cum-tad-peihgn-gnon-hnagn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD trong năm 2023”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools