vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Giang: Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế

2022-12-31 12:39

Theo Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, niên vụ 2021-2022, tổng diện tích cam của Hà Giang đạt 8.159,3 ha, diện tích cho thu hoạch 7.760,3 ha, sản lượng ước đạt 77.810 tấn.

Trong đó, diện tích cam sành là 6.103,8 ha (chiếm 74,8%) và diện tích cho thu hoạch 5.704,8 ha; năng suất cam sành bình quân ước đạt 102,6 tạ/ha và sản lượng cam sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 45.700 tấn (chiếm 55,73% tổng sản lượng). Diện tích cam vàng 2.055,5 ha, diện tích cho thu hoạch là 1.726,8 ha, năng suất bình quân ước đạt 111,68 tạ/ha và sản lượng vào khoảng 19.280 tấn (còn lại là một số giống cam chín sớm như CS1, CT36…).

Hà Giang: Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Chùm cam sành Hà Giang

Cam Hà Giang được trồng chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên của tỉnh do có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu... rất thích hợp với cây cam. Vì vậy từ lâu đời nay đã hình thành vùng Cam sành - Cam vàng nổi tiếng, mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của núi đồi vùng cao. Cam sành Hà Giang có vỏ sần sùi, lớp cùi phía trong dày, khi chín vỏ màu vàng cam, mùi thơm nhẹ, vị ngọt và pha giôn giốt chua, nhiều múi, tép cam mọng nước màu vàng đỏ. Cam vàng Hà Giang có vỏ nhẵn mịn, màu vàng tươi, vị ngọt đậm đà, mọng nước. Với những ưu đãi mà thiên thiên ban tặng và sự chăm sóc theo quy trình hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP của đồng bào dân tộc đã tạo ra những quả Cam sành - Cam vàng Hà Giang giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt và làn da mịn màng tươi trẻ.

Hà Giang: Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Cam sành Hà Giang

Hà Giang là địa phương sản xuất chè đứng thứ 3 của cả nước với diện tích đạt trên 20.300 ha, sản lượng trên 91.600 tấn. Với điều kiện tự nhiên, sinh thái thuận lợi, sản phẩm chè của tỉnh nổi tiếng có chất lượng sạch, thơm ngon. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế đó, các vùng trồng chè của tỉnh đang đẩy mạnh phát triển sản xuất chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu và giá trị chè, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Hà Giang: Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Cây chè San Tuyết cổ thụ

Cây chè Shan tuyết Hà Giang có lịch sử lâu đời, được trồng ở nhiều huyện, thành phố, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Cây chè Shan tuyết được xác định là 1 trong 5 loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Hiện, toàn tỉnh có trên 700 cơ sở chế biến chè các loại. Nhiều sản phẩm chè chế biến sâu, đáp ứng tiêu chuẩn lưu thông hàng hóa của thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo chất lượng, bao bì nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc. Nhằm thúc đẩy và nâng cao chuỗi giá trị chè, ngoài các chương trình, chính sách khuyến khích phát triển chè, ngành chuyên môn đã và đang triển khai xây dựng, cấp chứng nhận an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000 cho 14 cơ sở chế biến chè. Ngoài ra, toàn bộ diện tích chè VietGAP, hữu cơ được đưa vào sử dụng phần mềm, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm cũng như điều hành, phát triển sản xuất.

Hà Giang: Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế - Ảnh 4.

Cao Trà - Thành Sơn

Với lợi thế diện tích chè Shan tuyết cổ thụ lớn trên 100 năm tuổi khoảng 7.000 ha, sinh trưởng tự nhiên, phát triển trong môi trường sạch, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, hoàn toàn không có tác nhân chăm sóc, đây là nguồn nguyên liệu sản xuất các loại chè đặc sản, xuất khẩu đi các thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan. Nhằm bảo tồn nguồn gen quý của chè Shan tuyết Hà Giang, năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận 100 cây chè Shan tuyết đầu dòng tại các vùng trồng chè chính. Đặc biệt, toàn tỉnh có 1.629 cây chè là cây Di sản và là địa phương có số lượng cây chè Shan tuyết cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam nhiều nhất trong cả nước.

Mật ong bạc hà – một trong những sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Hà Giang, với số lượng đàn ong trên 20.000 đàn, sản lượng mật đạt khoảng 90.000 tấn/năm

Hà Giang: Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế - Ảnh 5.

Cây bạc hà trên cao nguyên đá Hà Giang

Mật ong bạc hà Hà Giang là một trong những sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh, đặc sản quý giá của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và được ví như "Thực phẩm Vàng" mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào dân tộc nơi đây. Mật ong bạc hà Hà Giang là sự kết tinh hài hòa giữa các loài động thực vật trong tự nhiên vùng Cao nguyên đá, được lấy từ mật của các con ong đi hút mật của cây hoa bạc hà mọc tự nhiên ở độ cao 1.000 – 1.800m so với mực nước biển. Mật ong bạc hà Hà Giang có màu sắc từ "vàng đỏ đến vàng chanh nhạt - màu vàng chanh đến vàng chanh đậm", có vị ngọt thanh, hương thơm mát dịu, được coi là một vị thuốc với những dược tính như bồi bổ sức khỏe, chữa các bệnh về đường hô hấp, làm đẹp ... mang lại giá trị vật chất, tinh thần, văn hóa của đồng bào dân tộc vùng Cao nguyên đá Hà Giang.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.78181921113212202-et-hnik-neirt-tahp-ed-gnuv-auc-hnam-eht-gnan-meit-yuh-tahp-gnaig-ah/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hà Giang: Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng để phát triển kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools