vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ cuối: Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và nạn cướp biển

2023-12-01 13:38

Sinh kế của ngư dân phụ thuộc vào đại dương

Để thực hiện công trình trên, 2 nhà nghiên cứu đã khảo sát 2 "điểm nóng" toàn cầu về nạn cướp biển, gồm: bờ biển phía Đông của Châu Phi cận Sahara và eo biển Malacca. Theo Tạp chí Time, eo biển Malacca rất cần cho thương mại quốc tế giữa Châu Á - Châu Âu, nhưng đây cũng là vùng biển nguy hiểm nhất thế giới do nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công của hải tặc, nơi các tàu bị cướp và thủy thủ đoàn bị giết hoặc bắt cóc đòi tiền chuộc.

Trao đổi với phóng viên Business Insider, trợ lý Jiang cho rằng: "Khi biển vắng bóng cá, ở Đông Nam Á, nhất là Singapore, ngư dân dễ trở thành "cướp biển bán thời gian" và giải thích: "Các trưởng làng thường là những người hoạch định, tổ chức các nhóm thanh niên trẻ khỏe đi cướp biển đồng thời cung cấp thông tin về các mục tiêu tiềm năng và họ buộc phải làm vậy do sản lượng đánh bắt giảm...". Cũng theo Jiang thì "sinh kế của ngư dân hoàn toàn phụ thuộc vào đại dương, vì vậy cá trở thành mối liên hệ chính giữa biến đổi khí hậu và nạn cướp biển tại đây".

Nhiệt độ mặt nước biển đã tăng dần trong 20 năm qua. Sản lượng cá ở cả 2 khu vực mà LaFree - Jiang nghiên cứu đều bị ảnh hưởng theo các phương thức, mức độ khác nhau. Nhiệt độ nước ngày càng tăng giúp tăng sản lượng cá ở biển Đông, nhưng lại gây hại cho sinh vật biển ở Châu Phi, làm giảm sản lượng.

Giáo sư LaFree giải thích: "Chúng tôi đang xem xét tác động của biến đổi khí hậu. Về cơ bản, từ khảo nghiệm này, chúng tôi nhận ra rằng khi sản lượng cá giảm thì nạn cướp biển tăng. Ngược lại, sản lượng cá tăng thì cướp biển giảm". Nhà nghiên cứu này nói thêm, lúc đầu ông nghi ngờ rằng biến đổi khí hậu diễn ra quá chậm để có thể tính toán những tác động liên quan đến tội phạm. "Một trong những kết quả gây ngạc nhiên của công trình nghiên cứu là ngay cả với dữ liệu có giá trị trong vòng 15 hoặc 20 năm, chúng tôi vẫn tìm ra sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về một loại hành vi phạm tội", ông giải thích.

Một kiểu thuyền đánh cá truyền thống của Indonesia. Ảnh: Jakarta Post

Biển càng ít cá, cướp biển càng lộng hành

Các tác giả lưu ý rằng, ngoài tình trạng tấn công của cướp biển ngày càng tăng trong khi sản lượng cá giảm, "lộc biển" giảm cũng tương quan với việc gia tăng cơ hội cướp bóc, từ việc trộm cá của tàu khác hoặc tiến hành cướp tàu. "Các nhóm hải tặc càng có động cơ tìm kiếm và đánh cướp khi cần cá”, nhà nghiên cứu Jiang cho biết đồng thời nhấn mạnh, những phát hiện của ông và Giáo sư LaFree có thể cung cấp cho Somalia, Singapore thêm thông tin mới về cách giải quyết các cuộc tấn công của cướp biển và những chính sách giúp tạo sinh kế trị giá hàng tỷ USD.

"Câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để có thể tách rời mối liên hệ giữa nguy cơ trở thành cướp biển khi cuộc sống của ngư dân hoàn toàn phụ thuộc vào đại dương. Nếu sản lượng cá giảm, chúng ta cần chính sách hỗ trợ an sinh trên đất liền để phá vỡ mối liên hệ giữa việc phạm tội hay không khi ngư dân lâm cảnh túng thiếu", trợ lý Jiang phân tích.

Nhà nghiên cứu của Đại học Macau cũng đề xuất các quốc gia có lượng phát thải CO2 cao, gây tác động lớn về biến đổi khí hậu, nên thành lập các quỹ hỗ trợ nhằm giảm tổn thất và thiệt hại để những nước nghèo có thể trợ cấp cho ngư dân bị thiệt hại do sản lượng đánh bắt cá giảm. "Bởi nếu không, khó tránh khỏi tình trạng ngư dân sẽ trở thành cướp biển. Trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé, họ cố gắng săn tìm các tàu cá, tàu hàng và tàu dầu từ khắp nơi trên thế giới đi qua những vùng biển này...", Jiang kết luận.

Kỳ 4:
(CATP) Nhà điều tra Karsten von Hoesslin, nổi tiếng với series "Đại dương vô pháp" (Lawless Oceans, chiếu trên National Geographic), đã dành nhiều năm điều tra về cướp biển Châu Phi và Đông Nam Á. Ông nhấn mạnh, điều mà các bộ phim Hollywood chưa đề cập là cỗ máy và động lực kiếm tiền của các băng nhóm hải tặc thời hiện đại. Khi quyết định thâm nhập mạng lưới cướp biển ở Đông Nam Á hơn 1 thập niên trước, Karsten von Hoesslin đã tạo cho mình lớp vở bọc, lúc là nhiếp ảnh gia, khi là nhà nghiên cứu hay học giả. Suốt vài năm, nhà điều tra người Canada này đã tạo được sự tin tưởng của thế giới ngầm trên vùng biển Indonesia, Malaysia.
 
SONG HẢO (Theo Business Insider)

Xem thêm: lmth.100651_neib-pouc-nan-av-uah-ihk-iod-neib-auig-eh-neil-iom-iouc-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ cuối: Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và nạn cướp biển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools