vĐồng tin tức tài chính 365

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Điểm tên nhóm cổ phiếu có triển vọng

2023-12-03 17:06

Kết thúc phiên tuần giao dịch, VN-INDEX chưa xảy ra nhiều bất ngờ khi vẫn duy trì quanh vùng 1.100 điểm. Phiên mở màn tháng 12 tiếp tục lặp lại kịch bản đảo chiều đầu phiên và kết thúc là một phiên tăng điểm. Một cách tổng quan, ông/bà có góc nhìn như thế nào về xu hướng giao dịch trong tháng 12, gần hơn là trong tuần tới?

Ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc phân tích, CTCK Sacombank (SBS)

Như vậy, trạng thái giằng co xoay quanh ngưỡng 1.100 điểm của VN-Index vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp một số thời điểm có biến động mang tính tăng tốc nhưng rồi “đâu lại vào đấy”. Chưa xuất hiện chỉ báo cho thấy xu thế này sẽ sớm kết thúc khi VN-Index vẫn đang dao động trong biên độ 1.080-1.130 điểm. Chỉ khi nào bứt ra khỏi biên độ này thì thị trường mới có thể hình thành xu thế mới.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK VietCap

Quan điểm kỹ thuật: Dự báo trong những phiên tới, chỉ số VN-Index có thể sẽ tăng để kiểm định kháng cự MA20, MA50 tại 1.103-1.108 điểm. Nếu lực mua đủ mạnh giúp chỉ số vượt qua ngưỡng này, tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn sẽ được cải thiện. Ngược lại, VN-Index sẽ giảm trở lại để thử thách hỗ trợ MA5, MA10 tại 1.095-1.100 điểm, và xa hơn là ngưỡng hỗ trợ 1075.

Dù vậy, diễn biến TTCK tuần tới được kỳ vọng sẽ có diễn biến tích cực hơn nhờ ảnh hưởng từ TTCK toàn cầu (đặc biệt Mỹ).

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc Phân tích, CTCK DSC

Về thị trường chung, khả năng cao là VN-Index vẫn sẽ tiếp tục vận động trong biên độ hẹp từ 1.070-1.130 điểm, trừ khi có thông tin mới đột biến xuất hiện thì mới có thể phá vỡ cấu trúc tích lũy này. Năm 2019, thị trường cũng chứng kiến giai đoạn tích lũy kéo dài tới 7 tháng trước khi có biến động mạnh xảy ra, nên cũng không có gì ngạc nhiên nếu thị trường vẫn sẽ tiếp tục trong trạng thái như hiện tại.

Thanh khoản giao dịch sàn HSX ghi nhận sụt giảm mạnh trong tuần qua, chỉ quanh mức 13.000 tỷ giao dịch/ phiên. Tình trạng cũng tương tự trên sàn HNX, UPCoM. Việc giảm mạnh của thanh khoản trong diễn biến giằng co của thị trường chung ngoài việc cho thấy tâm lý thị trường còn khá do dự cho trong giai đoạn hiện tại, thì còn điều gì đáng lưu tâm, theo các ông/bà?

Ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc phân tích, CTCK Sacombank (SBS)

Ông Dương Hoàng Linh ảnh 1

Ông Dương Hoàng Linh

Về cơ bản, dòng tiền ngắn hạn cùng tâm lý nhà đầu tư vẫn đang giữ sự thận trọng ở mức độ cao khiến các nhịp tăng điểm gặp trở ngại lớn để có thể gia tăng “xung lực”. Dường như TTCK không được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn khi tiền gửi ngân hàng vẫn tiếp tục tăng bất chấp lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục.

Ngoài ra, việc khối ngoại liên tục bán ròng khá mạnh tại nhóm VN30 và đặc biệt tại nhóm cổ phiếu Vingroup cũng là yếu tố gây áp lực lớn đến thị trường chung.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK VietCap

Thanh khoản giảm là một điều đáng lưu ý cộng với chỉ số đang dao động trong biên độ hẹp từ 1.075-1.130 thể hiện thị trường đang do dự, không quá tích cực hay tiêu cực , cần chờ các tin tức hay chất xúc tác để xác định xu hướng mới rõ ràng hơn.

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc Phân tích, CTCK DSC

Thanh khoản đang trở thành một vấn đề rất nan giải vào lúc này, đặc biệt là dòng tiền đang có xu hướng “tránh né” các cổ phiếu vốn hóa lớn (Largecap). Cụ thể, thanh khoản trên VN30 lúc này chỉ chiếm khoảng 20% thanh khoản toàn sàn HOSE, nếu so với quá khứ kể từ năm 2012 tới nay thì vùng thanh khoản từ 19-21% chỉ xuất hiện 60 lần, trong khi vùng thanh khoản phổ biến nhất là 30-32%. Việc dòng tiền “né” trụ sẽ cản trở rất lớn đến đà hồi phục của thị trường chung.

Ngoài ra, sự kém sôi động của các cổ phiếu lớn cũng cho thấy dòng tiền của các nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp chủ yếu vẫn đang trong trạng thái “án binh bất động”.

Sự kém sôi động của các cổ phiếu lớn cũng cho thấy dòng tiền của các nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp chủ yếu vẫn đang trong trạng thái “án binh bất động”. Ông/bà nhìn nhận như thế nào về xu hướng dòng tiền trong thời gian tới?

Ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc phân tích, CTCK Sacombank (SBS)

Trong thời gian qua dòng tiền chủ yếu đổ vào các cổ phiếu mang tính thị trường như Chứng khoán, Bất động sản hay Dầu khí và ở chiều ngược lại nhóm Bluechips vốn hóa lớn lại đang giao dịch không mấy tích cực (một phần do áp lực bán từ nhà đầu tư nước ngoài). Chính vì thế mà xu hướng chung thị trường đi lên thiếu tính bền vững và thường biến động khó lường.

Với trạng thái giằng co thiếu tính hấp dẫn như hiện tại của thị trường, nhiều khả năng dòng tiền sẽ tiếp tục ở trạng thái “ngủ đông”, tuy nhiên nếu xu thế tích cực chính thức được xác nhận, một nguồn lực không hề nhỏ sẽ quay trở lại rất nhanh chóng.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK VietCap

Tiền từ nhà đầu tư và từ room margin các công ty chứng khoán vẫn còn nhiều, tuy nhiên như đã nói ở trên nhà đầu tư còn đang do dự , cần chờ chất xúc tác để bung mạnh hơn.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh ảnh 3

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc Phân tích, CTCK DSC

Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên tập trung tìm kiếm cơ hội ở nhóm các cổ phiếu vốn hóa vừa (Midcap), qua đó có thể đi đúng khẩu của dòng tiền hiện tại, cũng như là tránh vấp phải những doanh nghiệp rủi ro cao thuộc nhóm vốn hóa nhỏ (Smallcap). Nếu nhà đầu tư có khẩu vị ưa thích các cổ phiếu lớn thì nên chờ thời điểm VN-Index có nhịp điều chỉnh mạnh hơn về dưới khu vực 1.000-1.030 điểm để tiến hành mua gom.

Trái với Bluechips, nhóm cổ phiếu Midcap đang có phần thu hút dòng vốn, đặc biệt là những cổ phiếu có câu chuyện riêng như đang đàm phán bán cổ phần cho cổ đông chiến lược… Nhìn tổng thể, dòng tiền có phần quan tâm nhỉnh hơn đến nhóm chứng khoán, thép, dầu khí… Không có nhóm cổ phiếu nào dòng tiền “trụ lại” quá lâu để dẫn dắt thành sóng mạnh, nhưng chọn phương pháp “năng nhặt chặt bị”, nhiều nhà đầu tư vẫn kiếm được lợi nhuận trong giai đoạn này. Nếu chọn giải ngân ở thời điểm này, đâu là nhóm cổ phiếu đáng quan tâm, theo các ông/bà?

Ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc phân tích, CTCK Sacombank (SBS)

Rõ ràng đối với các nhà đầu tư ngắn hạn thì cần quan tâm nhất đến xu hướng dòng tiền, hiện nay dòng tiền vẫn đang đổ vào các cổ phiếu Midcap có yếu tố đầu cơ cao. Chính vì thế, nếu muốn tìm kiếm lợi nhuận vẫn phải ưu tiên các nhóm ngành như Chứng khoán, Thép hay Bất động sản bởi dòng tiền yếu hiện tại là không thể đủ tạo sóng cho tất cả các ngành. Chú ý xu hướng chung vẫn là biến động giằng co, việc giải ngân nên thực hiện trong các nhịp điều chỉnh, hạn chế việc mua đuổi – bán đuổi.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK VietCap

Các nhóm đáng quan tâm: logistics, dầu khí, bán lẻ, chứng khoán, thép, hoá chất cơ bản, một vài cổ phiếu nhóm bất động sản.

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc Phân tích, CTCK DSC

Nhìn chung, thị trường dễ tiếp tục vận động trong trạng thái tích lũy (sideway) trong biên độ từ 1.070 - 1.130 điểm. Trong bối cảnh này, chiến lược chọn cổ phiếu thuộc nhóm ngành/cổ phiếu vốn hóa vừa (Midcap) sẽ được ưu tiên hơn bởi nhóm này không cần một lượng dòng tiền khủng để có thể tăng giá. Trong đó, chúng tôi đang quan sát kĩ các nhóm ngành đang có sự phân hóa so với mặt bằng chung thị trường như: Viễn thông, Công nghệ, Tài nguyên cơ bản, Du lịch & Giải trí.

Dường như phe mua và phe bán đang đợi chờ một diễn biến rõ ràng hơn của VN-Index trong việc thoát khỏi vùng giá này để hình thành một xu hướng thực sự rõ ràng. Đâu là chiến lược đầu tư ông/bà đang lựa chọn?

Ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc phân tích, CTCK Sacombank (SBS)

Với nhà đầu tư ngắn hạn, tham gia thị trường với tỷ trọng vừa phải, ưu tiên mua vào ở nhịp điều chỉnh và chốt lời ở nhịp tăng điểm. Việc lướt sóng nên thực hiện có sự gối đầu để tránh rủi ro T+.

Với nhà đầu tư dài hạn, nắm giữ danh mục đã giải ngân, tận dụng giai đoạn giằng co tích lũy để cơ cấu danh mục nếu cần thiết.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước, CTCK VietCap

Chiến lược hiện nay: mua ở những vùng hỗ trợ, bán khi gần chạm ngưỡng kháng cự tiềm năng. Điểm cắt lỗ khi giảm khoảng 5-7 phần trăm hoặc vi phạm ngưỡng hỗ trợ .

Ông Trương Thái Đạt, Giám đốc Phân tích, CTCK DSC

Ông Trương Thái Đạt ảnh 5

Ông Trương Thái Đạt

Để kiếm ngay lợi nhuận trong ngắn hạn, nhà đầu tư không có nhiều sự lựa chọn: (1) giao dịch thông qua các sản phẩm như phái sinh, và (2) giao dịch trong biên độ với thị trường cổ phiếu cơ sở. Với thị trường phái sinh, chiến lược giao dịch bám theo đà có thể được áp dụng nhờ lợi thế T+0 và mức đòn bẩy cao, tuy nhiên xác suất kiếm lợi nhuận với nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch là rất thấp. Với chiến lược giao dịch trong biên độ (trong biên side-way), cũng không có nhiều cổ phiếu đang thỏa mãn điều kiện này.

Thay vào đó, nhà đầu tư nên coi đây là giai đoạn tích và kiên nhẫn trong việc ra quyết định. Với nhà đầu tư giao dịch trung-dài hạn, giao dịch tỷ trọng nhỏ và chờ đợi các nhịp rung lắc để tích lũy vị thế. Với nhà đầu tư ngắn hạn, có thể chờ đợi giai đoạn dòng tiền tích cực hơn để có dữ liệu lựa chọn các cổ phiếu dẫn dắt.

Xem thêm: lmth.801533tsop-gnov-neirt-oc-ueihp-oc-mohn-net-meid-iom-naut-naohk-gnuhc-aig-neyuhc-nihn-cog/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Điểm tên nhóm cổ phiếu có triển vọng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools