vĐồng tin tức tài chính 365

'Nút cổ chai' Lương Định Của: Thủ Đức cần xử lý và quyết toán với công ty?

2023-12-05 11:14
Nút thắt cổ chai đường Lương Định Của thường xuyên có cảnh sát giao thông trực điều tiết vào giờ cao điểm - Ảnh: ÁI NHÂN

Nút thắt cổ chai đường Lương Định Của thường xuyên có cảnh sát giao thông trực điều tiết vào giờ cao điểm - Ảnh: ÁI NHÂN

Việc mở rộng lộ giới đường Lương Định Của gắn liền với việc bồi thường giải tỏa hơn 22.000m2 đất từ ngã ba Nguyễn Hoàng đến nút giao An Phú. Trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện tích trên được xác định là của chủ đầu tư - Công ty cổ phần địa ốc Thủ Thiêm (Công ty Thủ Thiêm).

'Nút cổ chai' ngày càng thắt

Tuy nhiên thực tế 22 năm qua cho thấy không thể trông chờ chủ đầu tư bồi thường, giải phóng và bàn giao phần đất trên cho UBND TP.HCM.

Trong khi đó hiện tại phần diện tích trên rất cần cho dự án mở rộng đường Lương Định Của (đoạn Nguyễn Hoàng ra nút giao An Phú) lên 30m và dự án mở rộng nút An Phú.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại giao lộ Lương Định Của - Mai Chí Thọ hằng ngày giờ cao điểm thường có cảnh sát giao thông điều tiết giao thông.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một cảnh sát giao thông điều tiết tại đây cho hay lưu lượng ô tô, xe khách các loại đi từ hướng cao tốc qua nút giao An Phú vào Lương Định Của rất lớn.

Người dân quận 2, quận 9 (cũ) đi từ hướng đường Song Hành vào đường Lương Định Của để vào trung tâm TP và chiều ngược lại để đi làm và về nhà vào sáng sớm và tan tầm rất lớn. Chưa kể trục Mai Chí Thọ cũng có lượng xe máy, xe tải, xe container rất lớn.

"Đường Lương Định Của đã nhỏ, lại có con lươn ở giữa chia đôi đường ra thành nút cổ chai. Hằng ngày giờ cao điểm chúng tôi phải ra điều tiết giao thông, chỉ cần một ô tô nóng ruột chèn lên gần đèn đỏ là gây ùn ứ dài dài tại nút này. Đèn giao thông tại hướng từ tuyến Lương Định Của dài hơn 100 giây để bảo đảm yêu cầu điều tiết", cảnh sát giao thông này nói.

Hiện nay Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cũng đang cần được giao đất từ diện tích 22.000m2 để làm nhánh cầu vượt, nối đường Lương Định Của vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ban Giao thông từng kiến nghị TP Thủ Đức bàn giao mặt bằng trước quý 3-2024 để kịp thi công, hoàn thành công trình chào mừng 30-4-2025 theo kế hoạch.

"Hiện chúng tôi không có mặt bằng để thi công mở rộng nút giao An Phú. Chậm trễ mở rộng đường Lương Định Của sẽ biến đoạn này thành nút thắt cổ chai gây ách tắc giao thông tại nút An Phú", đại diện Ban Giao thông trao đổi với Tuổi trẻ Online trưa 4-12.

Sáng sớm và giờ tan tầm, nút Lương Định Của, An Phú luôn có lượng xe cộ lớn - Ảnh: ÁI NHÂN

Sáng sớm và giờ tan tầm, nút Lương Định Của, An Phú luôn có lượng xe cộ lớn - Ảnh: ÁI NHÂN

Chính quyền cần đảm trách, khó trông chờ chủ đầu tư

Hiện chính quyền không thể trông chờ vào chủ đầu tư đứng ra bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 22.000m2.

Vì vậy mới đây từ kết quả thanh tra dự án khu đô thị phát triển An Phú, đoàn Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất phương án giao UBND TP Thủ Đức bồi thường giải phóng mặt bằng rồi quyết toán lại kinh phí với Công ty Thủ Thiêm và các công ty chủ đầu tư dự án thành phần.

"Đây là phương án khả thi, có khả năng thực hiện nhanh, bảo đảm tiến độ và thuận lợi do kết hợp nút giao thông An Phú", kết luận thanh tra nêu.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng đã kiến nghị UBND TP.HCM theo đề xuất của thanh tra.

Kinh phí và pháp lý bồi thường do UBND TP Thủ Đức nghiên cứu, đề xuất UBND TP xem xét chấp thuận. Công ty Thủ Thiêm và 12 chủ đầu tư các dự án thành phần khác phải cam kết đóng góp kinh phí để Công ty Thủ Thiêm hoàn trả kinh phí cho UBND Thủ Đức.

Nhận xét về phương án trên, ông Nguyễn Hải Long - trưởng phòng tư vấn pháp lý Công ty Luật TNHH AGL - cho rằng giao UBND TP Thủ Đức đứng ra bồi thường rồi quyết toán kinh phí lại cho các chủ đầu tư là hợp lý.

Trong trường hợp các chủ đầu tư không thực hiện đúng, đủ cam kết đóng góp kinh phí để hoàn trả dẫn đến làm chậm tiến độ hoàn thành hạ tầng dự án thì cơ quan nhà nước dựa vào nghị định 122 để xử phạt hành vi vi phạm về thực hiện dự án đầu tư.

Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ở mức dẫn đến buộc thanh lý hợp đồng đầu tư tùy xem xét, đánh giá tình hình triển khai dự án của họ. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước đã bỏ ngân sách ra bồi thường, hoàn tất hạ tầng đường Lương Định Của còn có thể tính toán lại nghĩa vụ tài chính khi sử dụng đất hoàn chỉnh hạ tầng cho các chủ đầu tư.

"Chế tài để các chủ đầu tư phải thực hiện đúng cam kết đầu tư", ông Long khẳng định.

UBND quận 2 (cũ) từng đề xuất ứng tiền bồi thường diện tích 22.000m² lộ giới Lương Định Của

Tháng 11-2018, UBND quận 2 (cũ) từng có văn bản 4411 đề xuất với UBND TP về việc UBND quận 2 sẽ tạm ứng kinh phí để bồi thường diện tích 22.000m² mở rộng lộ giới đường Lương Định Của, còn đơn vi chịu trách nhiệm bồi thường sẽ hoàn trả kinh phí tạm ứng.

22 năm mở rộng không xong 600m đường22 năm mở rộng không xong 600m đường

Được giao đất từ năm 2001, 22 năm qua, khoảng 600m đường Lương Định Của từ ngã ba Nguyễn Hoàng đến nút giao An Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa thể mở rộng. "Nút cổ chai" ngay vị trí cửa ngõ này là nỗi ám ảnh của người dân.

Xem thêm: mth.30430804140213202-yt-gnoc-iov-naot-teyuq-av-yl-ux-nac-cud-uht-auc-hnid-gnoul-iahc-oc-tun/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Nút cổ chai' Lương Định Của: Thủ Đức cần xử lý và quyết toán với công ty?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools