Đó là bức thư Bác Hồ viết ngày 19-3-1968 khen ngợi đồng bào và chiến sĩ miền Nam; bức thư của bà Nguyễn Thị Định gửi Bộ chỉ huy F7; nhật ký của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - nguyên chính ủy Quân đoàn 4 và những dòng chữ yêu thương của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi viết cho người yêu và sau này là vợ - bà Phan Thị Quyên...
Ký ức thời hoa lửa khó quên
Ký ức thời hoa lửa có ba phần trưng bày: Thư nhật ký chiến trường; Cuộc chiến thời bình; Bộ sưu tập báo Quân giải phóng miền nam Việt Nam.
Có mặt trong triển lãm, thân nhân liệt sĩ Trần Quang Đắp mừng rỡ nhìn thấy bức thư của liệt sĩ viết vội về cho gia đình.
Bức thư không còn nguyên vẹn, mực viết đã phai mờ theo thời gian nhưng vẫn nội dung đong đầy tình cảm… Vài năm trước, bức thư này được gia đình ông gửi tặng cho bảo tàng.
Triển lãm còn có góc trưng bày những trang nhật ký, những bức thư, những lá đơn tình nguyện vào tâm dịch cứu dân của cán bộ, sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, chiến sĩ và học viên trong quân đội…
Những con chữ biết nói, thể hiện nỗi lòng, tâm tư của những con người sẵn sàng hy sinh cứu giúp nhân dân vượt qua đại dịch COVID-19.
Ký ức thời hoa lửa do Cục Chính trị Quân khu 7 phối hợp Cục Chính trị Quân đoàn 4 tổ chức nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944), 78 năm Ngày truyền thống Quân khu 7 (10-12-1945), 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989).
TTO - Khoảng 2.000 hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại quán cà phê Lúa (TP.HCM) khiến người xem lặng đi vì những cảm xúc khó tả.