vĐồng tin tức tài chính 365

Chờ đợi các thỏa thuận lớn giữa Việt Nam - Trung Quốc

2023-12-12 07:36
Doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long trong một sự kiện được tổ chức tại TP Cần Thơ năm 2023 - Ảnh: TRUNG PHẠM

Doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Đồng bằng sông Cửu Long trong một sự kiện được tổ chức tại TP Cần Thơ năm 2023 - Ảnh: TRUNG PHẠM

Trong năm 2023, Việt Nam tăng xuất khẩu sang Trung Quốc đồng thời giảm nhập siêu. Ở lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cũng chứng kiến nhiều kết quả tích cực.

Nếu Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, chúng ta cần tập trung thu hút luồng vốn chất lượng cao thì sẽ có ý nghĩa rất tốt để cải thiện hơn nữa chất lượng dòng vốn.

Ông NGUYỄN VĂN TOÀN

Cần thúc đẩy thương mại

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Vinh Quang, phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, cho biết tiềm năng hợp tác giữa hai nước rất lớn mà ta chưa khai thác hết.

"Đặc biệt với số lượng các thỏa thuận hợp tác được cho là rất lớn trong chuyến thăm lần này của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ làm cơ sở để triển khai và khai thác các tiềm năng, dư địa hợp tác được sâu rộng hơn vì lợi ích chung của nhân dân hai nước lên hàng đầu" - ông Quang nêu.

Ông Quang cho rằng một trong những vấn đề cần thúc đẩy giữa hai nước đó là thương mại. "Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang duy trì chênh lệch thương mại rất lớn, điều này là khó tránh khỏi khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong khi quy mô GDP của ta nhỏ hơn và độ mở lớn. Tuy nhiên, nếu để chênh lệch đó quá lớn và kéo dài thì đều không có lợi cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, việc chúng ta cố gắng rút ngắn sự chênh lệch về thương mại giữa hai bên là cần thiết" - ông đặt vấn đề.

Theo ông Quang, Việt Nam cần chủ động trong công tác xúc tiến thương mại giữa hai nước, quảng bá hàng hóa của ta sang Trung Quốc nhiều hơn. "Đội ngũ cán bộ hùng hậu của ta là đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, các tham tán thương mại cần phát huy vai trò tốt hơn để giới thiệu tới người Trung Quốc biết hàng hóa của Việt Nam" - ông Quang nhấn mạnh.

"Hiện nay ta chỉ giới thiệu hàng hóa ở miền đông Trung Quốc. Nhu cầu của 1,4 tỉ dân rất lớn, đặc biệt là nhu cầu của người dân ở miền tây Trung Quốc, cần phát huy và khai mở các thị trường này.

Khu vực này rất cần hàng hóa của Việt Nam, các sản phẩm có thế mạnh như nông, thủy hải sản đều có cơ hội để xuất khẩu. Với các thị trường này, Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ hàng hóa của Việt Nam đưa sang để quảng bá, giới thiệu. Vấn đề là ta phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu vào thị trường này, giúp giảm chênh lệch cán cân thương mại hai nước", lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc nêu.

Thu hút dòng vốn chất lượng cao

Chuyến thăm của ông Tập cũng được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn FDI Trung Quốc chất lượng cao. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những năm qua Trung Quốc luôn là một trong những quốc gia có vốn đầu tư lớn tại Việt Nam.

Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam những năm gần đây cũng có sự thay đổi đáng kể, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư cũng đa dạng hơn.

Theo đó, bên cạnh việc đầu tư vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, hàng tiêu dùng, thời gian gần đây các nhà đầu tư Trung Quốc đã mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo như điện, điện tử, sản xuất lốp, dệt may, da giày... Dòng vốn FDI từ Trung Quốc có đóng góp quan trọng với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Toàn, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhận định hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trước đây thường được đánh giá chưa hiệu quả, chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ, thâm dụng lao động, khai thác tài nguyên hoặc công nghệ trung bình trở xuống. So với các nước khác, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng còn khiêm tốn.

Tuy nhiên, ông Toàn chỉ ra những năm gần đây số vốn đầu tư đã tăng lên và ngày càng được cải thiện về thứ hạng, như năm ngoái vươn lên vị trí thứ 4 và trong 9 tháng đầu năm 2023 đã vươn lên đứng thứ 2 về khối lượng đầu tư.

Việc Việt Nam đang thu hút thành công các dòng vốn đầu tư chất lượng cao, đặc biệt là của Mỹ và EU, sẽ tạo sức hút với các nhà đầu tư Trung Quốc.

"Việt Nam đã có bộ lọc trong thu hút đầu tư, tập trung vào các ngành công nghệ cao, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, sản xuất xanh, thân thiện môi trường. Vì vậy, tôi kỳ vọng chuyến thăm của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong thu hút đầu tư dòng vốn chất lượng cao từ nước này" - ông Toàn nêu.

Ông Toàn nhấn mạnh Trung Quốc không phải không có công nghệ cao. Nhiều tập đoàn lớn của nước này không thua kém gì về công nghệ so với các nước khác.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, viện phó phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng Việt Nam là cửa ngõ của Trung Quốc vào khu vực ASEAN; cả hai phía đều có những lợi ích ràng buộc cả về thương mại và đầu tư, vì thế việc tăng cường hợp tác kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.

"Trung Quốc cũng là quốc gia dẫn đầu về công nghệ trong một số lĩnh vực, vì thế việc thu hút đầu tư FDI từ Trung Quốc trong các lĩnh vực này sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam. Trong thu hút đầu tư FDI chúng ta không có sự phân biệt đối xử, vì thế để chọn lọc được dự án FDI công nghệ cao cần có tiêu chuẩn, tiêu chí thu hút đầu tư rõ ràng trong từng lĩnh vực" - ông Việt nêu.

Ông Tập có quan hệ thân thiết với Việt NamÔng Tập có quan hệ thân thiết với Việt Nam

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13-12. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của ông trên cương vị người đứng đầu Trung Quốc.

Xem thêm: mth.59100513211213202-couq-gnurt-man-teiv-auig-nol-nauht-aoht-cac-iod-ohc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chờ đợi các thỏa thuận lớn giữa Việt Nam - Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools