vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành gỗ Việt: Vang danh bên ngoài, trong nhà không tỏ

2023-12-12 08:49
Doanh nghiệp Việt xuất ngoại ra thị trường khó tính nhờ cốt lõi sản phẩm chất lượng và khả năng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe

Doanh nghiệp Việt xuất ngoại ra thị trường khó tính nhờ cốt lõi sản phẩm chất lượng và khả năng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe

Với tay nghề thủ công giỏi, khả năng thích nghi linh hoạt, sự năng động ham học hỏi, các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường quốc tế.

Chuỗi cung ứng quan trọng của ngành gỗ thế giới

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, chủ tịch HAWA, gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam rất được các khách hàng lớn tại Mỹ, châu Âu, Úc, Nhật Bản… dành nhiều sự quan tâm trong quá trình tìm thị trường thay thế, định hình lại chuỗi cung ứng kể từ sau dịch đến nay.

"Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang sụt giảm do khó khăn kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến mua hàng của thế giới. Chúng ta nằm trong chuỗi cung ứng mạnh của ngành gỗ trên thế giới. Các khách hàng quốc tế đều nhận định đến Việt Nam tìm nguồn hàng, hội chợ vẫn là mong muốn của nhiều doanh nghiệp phân phối lớn trên thế giới", ông Khanh nói.

Thống kê của Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 dự kiến đạt khoảng 13,6 - 14 tỉ USD. 

Châu Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam, chiếm 56% tổng trị giá xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ chiếm tới 95% tổng trị giá xuất khẩu tới châu Mỹ. Tiếp theo là các nước châu Á, châu Âu, châu Đại Dương…

Với những nguồn lực hiện tại, ngành gỗ dự kiến sẽ chạm mức xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025 nếu được quy hoạch và thực thi tốt tầm nhìn.

Ông Nguyễn Liêm - chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương - cho rằng bí quyết ngành gỗ Việt xuất khẩu đi nhiều thị trường và đang nắm giữ thị phần lớn ở nhiều thị trường khó tính là nhờ chất lượng ổn định và tuân thủ tốt rất nhiều quy định về môi trường, xanh hóa.

Ưu điểm của doanh nghiệp Việt trong ngành là luôn nỗ lực tìm kiếm, phát triển sản phẩm mới, phù hợp với yêu cầu từ thị trường quốc tế.

"Bụt nhà phải thiêng"

Dù ván gỗ công nghiệp cũng như nội thất gỗ "Made in Việt Nam" đã vượt qua rất nhiều yêu cầu tuân thủ tại thị trường xuất khẩu khó tính nhưng ngay trên tại sân nhà, người tiêu dùng Việt hầu như ít có cơ hội sử dụng những sản phẩm "Made in Việt Nam" đạt chuẩn quốc tế.

Có một sự thật là người tiêu dùng Việt rất thiếu thông tin về sản phẩm trang trí nội thất. Khi có nhu cầu xây hay chỉnh trang nhà cửa, họ thường tìm đến các đơn vị tư vấn hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào tư vấn của đại lý bán hàng. Chủ yếu sờ nắn và nhìn ngắm về mẫu mã, chất liệu chứ ít ai phân biệt được nguồn gốc, xuất xứ và hiểu rõ về chất lượng từ các nhà cung cấp khác nhau như thế nào.

Chẳng hạn với mặt hàng ván sàn, nếu ra thị trường người dùng thường được tư vấn ván châu Âu, ván Malaysia, ván Mỹ với giá cao. Ở phân khúc thấp hơn là nhóm hàng kém chất lượng, giá rẻ.

Ván gỗ công nghiệp “made in Việt Nam” trở thành niềm tự hào của các doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế 

Ván gỗ công nghiệp “made in Việt Nam” trở thành niềm tự hào của các doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế

Giám đốc một doanh nghiệp chế biến gỗ công nghiệp đang có sản lượng xuất khẩu lớn cho biết trong nhóm hàng gỗ và nội thất thì ván sàn gỗ là một trong những niềm tự hào của nhà sản xuất Việt Nam.

Ván sàn gỗ của công ty này luôn thuộc nhóm hàng đầu ở thị trường Mỹ. Mức độ tinh xảo đến mức khách hàng không xem đây là ván sàn công nghiệp mà là hàng "handmade", có giá bán cao hơn chính sản phẩm cùng loại sản xuất tại Mỹ và châu Âu.

"Người mua hàng quốc tế phân loại hàng "handmade" và hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt cho thấy rất xem trọng trình độ sản xuất của hàng Việt", vị giám đốc chia sẻ.

Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), tự tin các sản phẩm gỗ "Made in Việt Nam" đạt chuẩn hoàn toàn đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu cả về chất lượng lẫn mẫu mã. Do đó, đưa sản phẩm gỗ Việt về đúng vị thế cạnh tranh trên thị trường nội là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, cá nhân trong toàn chuỗi.

Theo ông Lập, ngoài đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng, quan trọng hơn cả là sự ổn định về chất lượng và đồng bộ tiêu chuẩn của thị trường.

"Với dân số 100 triệu dân, tốc độ đô thị hóa nhanh, đây là thị trường rất tiềm năng cho sản phẩm nội thất gỗ. Nhưng chúng ta phải cạnh tranh vất vả với hàng ngoại nhập, người tiêu dùng thiếu thông tin về sản phẩm đúng, an toàn", ông Lập tiếc rẻ.

Người tiêu dùng cần lựa chọn ván gỗ công nghiệp có nồng độ formaldehyde theo chuẩn cho phép để bảo vệ sức khỏe gia đình - Ảnh: CHÍ QUỐC

Người tiêu dùng cần lựa chọn ván gỗ công nghiệp có nồng độ formaldehyde theo chuẩn cho phép để bảo vệ sức khỏe gia đình - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tuy nhiên, thị trường gỗ công nghiệp Việt Nam được kỳ vọng chuẩn hóa khi từ ngày 1-1-2024 tới đây, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chính thức có hiệu lực. Trong đó, quy định rõ hàm lượng formaldehyde được phép phát tán đối với gỗ công nghiệp.

Đây là tiêu chuẩn rất được quan tâm vì hiện nay vấn đề về an toàn sức khỏe là tiêu chí cần đặt lên hàng đầu. Theo đó, chuẩn E2 quy định hàm lượng phát thải formaldehyde không vượt quá 30 mg/100g và chuẩn Carb P2/EPA là không vượt quá 0.11 ppm.

Ông Phùng Quốc Mẫn, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Bảo Hưng, cho biết chỉ riêng với đánh giá formaldehyde, mỗi thị trường sẽ có cách đo khách nhau. Kết quả đo sẽ xếp loại gỗ có đạt tiêu chuẩn E0, E1, E2 đối với thị trường châu Âu, tiêu chuẩn CARB P2 đối với thị trường Mỹ và tiêu chuẩn JIS đối với thị trường Nhật Bản. Hàng Việt Nam muốn vào các thị trường đều phải vượt qua các rào cản kỹ thuật này.

Vì sao xuất hiện formaldehyde trong ván gỗ công nghiệp?

Chất formaldehyde là một chất hóa học có trong keo, sử dụng trong sản xuất ván gỗ công nghiệp. Keo giúp kết dính các sợi gỗ tạo độ bền chắc của gỗ công nghiệp. Kiểm soát hàm lượng phát thải chất formaldehye trong quy chuẩn an toàn thì sản phẩm gỗ công nghiệp hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của người dùng.

Tình trạng, loại gỗ giá rẻ sử dụng các loại keo kém chất lượng chứa nồng độ formaldehyde vượt ngưỡng an toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Muốn giải quyết, các doanh nghiệp phải nâng cao công nghệ sản xuất và kiểm soát nồng độ formaldehyde đúng chuẩn quy định.

Gỗ công nghiệp Việt Nam: Bụt chùa nhà phải thiêng!Gỗ công nghiệp Việt Nam: Bụt chùa nhà phải thiêng!

Trong một lần sang Mỹ, khi đến thăm người bà con ở Maryland, thấy người em họ đang sửa sang lại căn phòng, tôi hỏi sao không thuê thợ làm cho khỏe? Cậu bảo mấy việc như lát sàn gỗ, ráp giường, tủ, kệ sách… tiền công thợ cao khủng khiếp.

Xem thêm: mth.62971444021213202-ot-gnohk-ahn-gnort-iaogn-neb-hnad-gnav-teiv-og-hnagn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành gỗ Việt: Vang danh bên ngoài, trong nhà không tỏ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools