vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Zelensky đến Mỹ giữa muôn vàn thách thức

2023-12-13 08:49
Tổng thống Mỹ Joe Biden đón tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng trong tháng 9-2023 - Ảnh: Washington Post

Tổng thống Mỹ Joe Biden đón tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng trong tháng 9-2023 - Ảnh: Washington Post

Chuyến đi vội vàng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Washington diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ chia rẽ về vấn đề viện trợ cho Ukraine, các đồng minh châu Âu cũng mệt mỏi và hoang mang, trong khi quân đội Ukraine đang vật lộn trong cuộc chiến khốc liệt với Nga.

Bối cảnh ảm đạm

Ông Zelensky phải đích thân công du tìm kiếm sự ủng hộ tài chính từ đồng minh diễn ra trong bối cảnh Kiev đang ở tình thế khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo Tổng thống Ukraine, lý do chủ yếu khiến ông sang Mỹ "cầu viện" lần này lại là việc Nga đang tạo ra mối đe dọa không chỉ cho Ukraine mà cả với Mỹ.

Gặp gỡ các quan chức an ninh quốc gia tại ĐH Quốc phòng ở Washington, ông Zelensky tuyên bố Nga là bên chiến thắng khi các cuộc đàm phán tại Quốc hội Mỹ bị đình trệ, đồng thời khẳng định "mục tiêu thực sự" của Nga là "sự tự do" ở nước Mỹ và trên thế giới. Nói cách khác, nhà lãnh đạo Ukraine đang nỗ lực "đóng khung" việc Nga là bên sẽ giành "chiến thắng cuối cùng" nếu Quốc hội Mỹ "bình chân như vại" và không thông qua gói viện trợ cho Kiev.

Một mặt, diễn ngôn của ông Zelensky giúp nêu bật tư thế chính nghĩa của Kiev trong cuộc chiến tự vệ trước Matxcơva. Mặt khác, ông hy vọng thông điệp về "mối đe dọa" từ sự lớn mạnh của Nga có thể góp phần đảo chiều nhận thức của các nhà lập pháp Cộng hòa cứng rắn trong Quốc hội Mỹ, để cuối cùng họ sẽ thông qua gói viện trợ 61,4 tỉ USD cho Ukraine.

Tuy nhiên khả năng thông qua đó đang ngày một ảm đạm. Vấn đề di cư và an ninh biên giới đang là nguồn cơn cho các tranh cãi bên trong nước Mỹ, và gián tiếp ảnh hưởng đến vấn đề viện trợ cho Ukraine. Sau cùng, những tranh cãi này có trọng tâm là chính trị nội bộ, cụ thể là về an ninh bên trong quốc gia, hơn là những tác động từ bên ngoài (như xung đột Nga - Ukraine).

Tại Mỹ, nền chính trị bản sắc có chi phối đáng kể nhận thức của các chính trị gia và người dân Mỹ đối với các vấn đề chính trị đối nội lẫn đối ngoại. Theo đó, khả năng khiến các nhà lập pháp ở hai đảng xích lại gần nhau trong nhận thức chung về sự cần thiết phải tăng cường cam kết và viện trợ cho Ukraine là không dễ dàng.

Chia rẽ nội bộ và tương lai Ukraine

Những hoài nghi của Đảng Cộng hòa không phải không có cơ sở. Các thông tin trái chiều trong nội bộ Ukraine đã khiến đảng này băn khoăn khi đưa ra quyết định viện trợ cho Ukraine.

Vào tháng 11, đại tướng Valery Zaluzhny, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, nhận định cuộc chiến với Nga đã đi vào bế tắc vì những tổn thất to lớn trên thực địa và những mất mát về lãnh thổ. Tuy nhiên, phát ngôn của tướng Zaluzhny đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Zelensky khi ông cho rằng vị tướng này đang "giúp đỡ" Nga.

Cho đến nay, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine hàng chục tỉ USD nhằm giúp Kiev trụ vững trong cuộc chiến. Tranh cãi giữa ông Zelensky và tướng Zaluzhny được cho là sản phẩm tuyên truyền của Nga, nhưng dù sao đi nữa, nó cũng làm dấy lên câu hỏi về tính hiệu quả của các hoạt động quân sự của Ukraine và năng lực lèo lái quốc gia của ông Zelensky.

Nếu ông Zelensky không thành công trong các nỗ lực vận động tại Mỹ, uy tín chính trị và năng lực ngoại giao của ông cũng sẽ bị tổn thương. Theo đó, những chia rẽ sâu sắc hơn trong nội bộ Ukraine có lẽ sẽ không dừng lại ở các vấn đề trên thực địa, mà còn len lỏi vào các khía cạnh khác như năng lực quản lý đất nước và khả năng ngoại giao của tổng thống.

Chuyến thăm Mỹ lần ba của ông Zelensky kể từ khi xung đột với Nga nổ ra cho thấy Ukraine đang rất "khát" viện trợ từ Mỹ, vốn là nhà cung cấp vũ khí chính cho họ. Nếu Quốc hội Mỹ không ủng hộ, Ukraine sẽ lâm vào cảnh thiếu thốn vũ khí và dễ tổn thương hơn trước quân đội Nga.

Thật vậy, khó có quốc gia nào khác có thể giúp Ukraine bù đắp khoản viện trợ thiếu hụt nếu Washington rút lui. Chưa kể là nhiều hệ thống vũ khí hiện có ở Ukraine rất cần đạn dược của Mỹ để vận hành. Những tháng gần đây, viện trợ từ Mỹ đã chậm lại, hệ quả là một số binh sĩ Ukraine lâm vào cảnh thiếu đạn pháo. Và việc viện trợ có tăng trở lại hay không có thể quyết định đến tương lai cuộc chiến. Cái giá của việc này càng lớn hơn khi người dân Ukraine sẽ đặt dấu hỏi: Sự ủng hộ của Mỹ cho Ukraine lớn đến mức nào và nó có tiếp tục hay không?

Phương án dự phòng nào cho Kiev?

Dù chuyến đi của ông Zelensky đến Mỹ có mang lại các kết quả tích cực không thì hẳn là Ukraine đã phải nghĩ đến một "phương án B", thậm chí là một chiến lược với các cân nhắc và tầm nhìn khác, thay vì phụ thuộc sâu vào viện trợ của Mỹ. Bởi lẽ, nếu chính quyền ông Biden không thể thuyết phục Quốc hội thông qua khoản viện trợ cho Ukraine, đây sẽ là một thảm họa chiến lược trên quy mô lớn và có tác động lâu dài lên năng lực cũng như tinh thần chiến đấu của các tướng lĩnh và quân đội nước này.

Ông Zelensky gặp ông Biden, nghị sĩ Mỹ nói Ukraine phải nhường đất để chấm dứt chiến sựÔng Zelensky gặp ông Biden, nghị sĩ Mỹ nói Ukraine phải nhường đất để chấm dứt chiến sự

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 12-12.

Xem thêm: mth.34583508031213202-cuht-hcaht-nav-noum-auig-ym-ned-yksnelez-gno/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Zelensky đến Mỹ giữa muôn vàn thách thức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools