vĐồng tin tức tài chính 365

Gỡ nút thắt để ĐBSCL phát triển

2023-12-14 07:13

Từ lâu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ca ngợi giàu tiềm năng và lợi thế phát triển. Trong hàng chục năm qua, dù được Đảng, Nhà nước quan tâm, có nhiều chính sách và chương trình, dự án đầu tư lớn, nhưng ĐBSCL vẫn tiếp tục phát triển chậm lại so với mức trung bình của cả nước. Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023 vừa được công bố ngày 12/12 đã chỉ ra thực trạng này, bởi tại khu vực vẫn còn tồn tại quá nhiều nút thắt trong phát triển.

Nông nghiệp là thế mạnh tại khu vực ĐBSCL. Mặc dù tạo ra 34% GRDP của vùng, tuy nhiên tăng trưởng của ngành chỉ ở mức dưới 3%. Hai thập niên trước, ĐBSCL đóng góp 16% GDP của cả nước. Tuy nhiên đến nay, tỷ trọng này chỉ còn dưới 12%. Đáng chú ý, cơ cấu kinh tế của vùng vẫn chưa có sự thay đổi so với trước đây.

"Bao nhiêu năm vẫn chưa thay đổi được. Đến nay, kiến trúc kinh tế của ĐBSCL cơ bản vẫn là nông nghiệp. Công nghiệp cũng có một số, nhưng công nghiệp lên được trong 1 - 2 năm xong lại xuống, dịch vụ cũng vậy", bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, đánh giá.

Gỡ nút thắt để ĐBSCL phát triển - Ảnh 1.

Hai thập niên trước, ĐBSCL đóng góp 16% GDP của cả nước. Tuy nhiên đến nay, tỷ trọng này chỉ còn dưới 12%. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Chính những nút thắt đã khiến ĐBSCL mất dần lợi thế về môi trường kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ qua sự sụt giảm rõ rệt từ mức PCI của cả vùng. Năm 2017, tỷ trọng đầu tư của vùng là 18,7%. Đến nay 2022, con số này chỉ còn 14,9%.

Theo VCCI, các địa phương tại ĐBSCL vừa hoàn thành công tác quy hoạch cấp tỉnh. Việc sớm tháo gỡ khó khăn và có cơ chế hợp tác, liên kết là cần thiết để ĐBSCL trở thành điểm sáng về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu từ Nghị quyết 13 đã đề ra.

Báo cáo vừa công bố ngày 12/12 cho thấy, ĐBSCL hiện đang có 6 thách thức phát triển, theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, giao thông là thách thức đầu tiên cần phải giải quyết, bởi nó là điều kiện tiền đề cho phát triển. Các thách thức khác, ví dụ như khó thu hút được doanh nghiệp, khó tăng đầu tư hay lao động di cư ra khỏi ĐBSCL, một phần quan trọng xuất phát từ điều kiện giao thông.

Trong năm 2022, dân số của ĐBSCL chỉ tăng khoảng 10.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của ĐBSCL (0,55‰) cũng thấp nhất trong số các vùng và thấp hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước (9,7‰). Tỷ lệ lao động qua đào tạo của ĐBSCL chỉ đạt 15%, thấp hơn cả Tây Nguyên và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%). Sự phân hóa về tỷ lệ hộ nghèo giữa các tỉnh trong vùng còn rất lớn.

ĐBSCL cũng đang mất dần lợi thế về môi trường kinh doanh (PCI). Sau một thời gian dài có mức PCI cao hơn mặt bằng chung, đến năm 2021, PCI của vùng đã giảm xuống mức trung bình của cả nước. Đến năm 2022, PCI thấp hơn cả nước.

Việc thúc đẩy quản trị, thể chế và liên kết vùng sẽ tiếp tục là then chốt để đưa vùng đất chín rồng phát triển đúng vị thế và lên tầm cao mới. Thực tế đã chứng minh ĐBSCL là khu vực đang có nhiều địa phương thuộc top đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công năm nay, trong đó có Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang nằm trong top 6 (đạt từ 83 - 94%).

ĐBSCL - Điểm sáng giải ngân đầu tư côngĐBSCL - Điểm sáng giải ngân đầu tư công

VTV.vn - Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực đang có nhiều địa phương thuộc top đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.46342720041213202-neirt-tahp-lcsbd-ed-taht-tun-og/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gỡ nút thắt để ĐBSCL phát triển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools