Thông tin trên được đưa ra theo một phân tích được hãng thông tấn RIA Novosti công bố hôm 10/12 dựa trên số liệu thống kê chính thức.
Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, đã giảm tổng lượng khí đốt nhập khẩu xuống 2,5 lần từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay so với cùng kỳ hai năm trước. Tuy nhiên, phân tích cho thấy, chi phí nhiên liệu vẫn giữ nguyên ở Đức do giá mặt hàng này đã tăng gấp 2,5 lần.
Nhìn chung, lượng mua khí đốt của Đức giảm 1,8 lần, xuống còn 65,9 tỷ m3 trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2022, từ mức 121,7 tỷ m3 trong cùng kỳ năm 2022. Hơn nữa, cơ quan này cũng phát hiện ra rằng nhập khẩu khí đốt của Nga đã giảm xuống chỉ còn 47,9 tỷ m3 trong năm nay.
Đức, quốc gia phụ thuộc 40% nhu cầu khí đốt từ nguồn nhiên liệu của Nga vào trước năm 2022, là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do việc Nga cắt giảm nguồn cung năng lượng vào năm 2022. Việc giao khí đốt đã bị cắt giảm đáng kể hoặc bị dừng hoàn toàn sau khi EU, trong đó có Đức, áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow để đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong ba quý đầu năm nay, Berlin đã phải trả 21,3 tỷ Euro (23 tỷ USD) cho nguồn cung cấp khí đốt so với 22,2 tỷ Euro cùng kỳ năm 2021, bất chấp lượng khí đốt nhập khẩu giảm mạnh. Điều này là do giá trung bình hàng năm cho một m3 khí đốt đã tăng hơn gấp đôi, từ 0,18 Euro vào năm 2021 lên 0,45 Euro trong năm nay.
Cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài do thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành sản xuất của Đức. Giá nguyên liệu thô và năng lượng tăng vọt đã gây thiệt hại cho hầu hết các ngành công nghiệp của nước này. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình ở Đức đã phải đối mặt với gánh nặng hóa đơn năng lượng leo thang trong năm qua, khi các nhà cung cấp điện và khí đốt phải vật lộn với giá thị trường bán buôn cao hơn và phí lưới điện tăng cao.
Xem thêm: nhc.282931591412132881-tod-ihk-ohc-ihc-iob-cud/nv.fefac