Ngoài ra, người đàn ông này còn đối diện với nguy cơ bị khởi tố vì hành động đấm vào mặt trọng tài Halil Umut Meler trong một trận đấu ở Giải vô địch Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Super Lig) mới đây.
Bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ không thiếu những đội bóng giàu truyền thống, với những sân vận động được ví là "chảo lửa" như Galatasaray, Fenerbahce...
Nhưng cùng với sự cuồng nhiệt là những cá tính nóng nảy, bốc đồng không chỉ trên khán đài mà ngay cả dưới sân. Và đôi khi cách hành xử bạo lực của cầu thủ, HLV hay lãnh đạo CLB như ông Faruk Koca có thể gây kích động tới CĐV trên khán đài.
Điều này không ít lần xảy ra ở bóng đá Việt Nam. Gần một tuần trôi qua, câu chuyện không hay giữa CLB Bình Định và Thanh Hóa ở vòng 5 V-League vẫn chưa hạ nhiệt dù án phạt đã đưa ra.
Hành động khiêu khích giữa HLV, cầu thủ và cả nhân viên y tế từ hai đội đã thổi bùng lên cơn giận dữ từ các CĐV Bình Định trên khán đài.
Cơn mưa chai nước, vật lạ được ném về phía đội khách và lực lượng trọng tài. Đám đông cuồng nộ còn vây lấy xe chở cầu thủ Thanh Hóa, ném vật dụng vào xe khiến lực lượng an ninh phải vất vả ngăn cản...
Việc Liên đoàn bóng đá (LĐBĐ) Thổ Nhĩ Kỳ mạnh tay với ông Faruk Koca không chỉ nhằm vào cá nhân ông này hay CLB Ankaragucu, mà còn hướng đến những điều lớn hơn.
Trước khi ra án phạt, LĐBĐ Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích văn hóa cực đoan nhắm về trọng tài xuất phát từ chính các đội bóng lẫn truyền thông. Do đó, việc mạnh tay với ông Faruk Koca cũng là một sự răn đe để ngăn chặn những sự cố có thể nghiêm trọng hơn.
Diễn biến ở V-League không đủ bạo lực như ở Thổ Nhĩ Kỳ để dẫn đến một án cấm lâu dài. Nhưng để giảm bớt những nạn bạo lực trong bóng đá, đôi khi cần những lần mạnh tay như những gì Thổ Nhĩ Kỳ đã làm.
Liên đoàn Bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ (TFF) quyết định cấm ông Faruk Koca (cựu chủ tịch CLB Ankaragucu) tham gia mọi hoạt động bóng đá trọn đời, sau hành động đấm trọng tài.