Đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm thành lập hệ thống khám chữa bệnh Việt Nam và 15 năm thành lập Cục Quản lý khám chữa bệnh.
Trong 6 đề án đoạt giải nhất, ban tổ chức cho biết các bệnh viện, sở y tế khu vực phía Nam chiếm ưu thế. Bao gồm Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM với cải tiến quy trình và phương thức thanh toán viện phí; Bệnh viện quận Bình Thạnh (TP.HCM) cải tiến chất lượng, quy trình khám chữa bệnh ngoại trú "Tròn khâu - tại chỗ - một điểm đứng";
Sở Y tế TP.HCM với sổ tay khuyến cáo tăng cường triển khai quản lý chất lượng bệnh viện; Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) với hoạt động cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho người bệnh; hệ thống Bệnh viện Vinmec với cải tiến văn hóa an toàn trong hệ thống và Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương Hà Nội với đặt nội khí quản đường dưới cằm trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình mặt.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, sau 10 năm triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện theo bộ 83 tiêu chí, đề án bệnh viện vệ tinh, bác sĩ gia đình, chuyển giao kỹ thuật, khám chữa bệnh từ xa... chất lượng khám chữa bệnh đã được nâng lên rất nhiều, mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, an toàn và chất lượng bệnh viện.
Đặc biệt những năm gần đây nhiều bệnh viện trong nước đã áp dụng mô hình quản lý chất lượng bệnh viện quốc tế, từ 2016 Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam với các tiêu chuẩn toàn diện hơn, giúp bệnh viện đánh giá thực trạng chất lượng khám chữa bệnh.
Theo kết quả khảo sát mới nhất (năm 2022), điểm chất lượng trung bình của các bệnh viện tuyến trung ương là 4,05/5, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2013 - 2022 là 3,78/5.
Khoa y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ứng dụng kỹ thuật mới đặc hiệu, chuyên biệt trong ghi hình PET/CT chẩn đoán, theo dõi ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết, với chi phí bằng 1/4 so với thực hiện ở nước ngoài.