vĐồng tin tức tài chính 365

Di sản từ… bữa cơm nhà

2023-12-22 10:02

Cứ thứ sáu tan làm, chị Giang Nguyễn (33 tuổi, Q.1, TP.HCM) lại tất tả canh shipper tới giao một đợt cá mắm được gởi vào từ miền Trung. Lúc thì chả cua Huế, mì khô làm bánh canh, khi thì cá dìa, cá đuối, thêm bó lá me non nấu canh chua…

Vừa làm văn phòng, vừa chăm con nhỏ, cô gái 15 năm sống ở Sài Gòn vẫn trung thành với căn bếp rặt miền Trung. Khách tới nhà nấu nướng, cô thường tự hào khoe kệ gia vị lúc nào cũng không thiếu củ nén, ớt bột ở quê gởi tàu vô, lâu lâu khoe có mấy trái ớt xanh Hội An chị bạn cùng chung cư mới chia cho…

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 1.

Không ít cô vợ miền Trung cũng như Giang, sống ở Sài Gòn bao lâu vẫn giữ nếp cho căn bếp không bị "mất gốc". Người không hiểu sẽ tưởng họ "bám chấp" những thói quen cũ kỹ. Nhưng họ mới hiểu, chỉ thứ tỏi đó, ớt đó… mới ướp được cái nồi cá kho đúng vị, cái vị mà Giang bảo là "nhớ nhung không cắt nghĩa được".

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 2.

Hạnh Nguyên (29 tuổi, Q.3, TP.HCM) một lập trình viên quanh năm "ăn ngủ với máy tính", từng tuyên bố chỉ cần đi làm kiếm nhiều tiền, việc nhà thuê người giúp việc theo giờ, không muốn nấu nướng phục vụ ai.

Bỗng một ngày, gặp tình yêu sét trong một lần trekking, Nguyên đâm ra đổi tính, quyết tâm… học nấu ăn cho người yêu. Ban đầu, cô còn lên mạng tìm thông tin các khóa nấu ăn, nhưng chần chừ vì chưa có nhiều thời gian.

Một dịp lễ về quê, ngồi ăn lagu mẹ nấu, cô nàng nhờ mẹ chỉ công thức. Lên lại Sài Gòn, cô tập nấu thật. Lần đầu không quá xuất sắc, cắt gọt vẫn vụng về, nêm nếm tới lui cả chục lần, vậy mà vẫn được người yêu tấm tắc khen ngon.

Cô hào hứng gọi điện về nhà xin mẹ thêm công thức các "món tủ" khác để nấu cho người yêu mỗi tuần một lần, trong sự tròn mắt ngạc nhiên của cả nhà.

"Hóa ra chỗ mình cần học đầu tiên chính là học với mẹ mình chứ chưa cần xách cặp đi đâu xa…", cô nàng chia sẻ.

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 3.

Những cuộc gọi điện về nhà của Nguyên cũng thường xuyên hơn, khi thì học món cơm nhà mới, khi thì hỏi cách nấu món canh giải cảm cho người yêu bị ốm, như cách ngày xưa mẹ cô luôn có những món ăn "chữa lành cấp tốc" cho mấy cha con.

Còn chị Mai Phương (37 tuổi, Q.2, TP.HCM) thì sáng nào cũng tất bật các đơn hàng giao khách khắp khu Thảo Điền, nào bánh tằm bì, bánh chuối, bánh gan, bánh bò…

Chị kể trước đây là dân văn phòng, sau đợt dịch COVID-19, chị mất việc, tình cờ mày mò bán đồ ăn online. Chị chọn nấu lại những món bánh quê đặc sản miền Tây ngày xưa bà ngoại hay làm. Tình cờ nhiều nhóm khách ở các khu chung cư cao cấp lại rất chuộng, chấp nhận trả nhỉnh hơn để có món ăn chất lượng, đóng gói xinh xắn.

"Ngoại ngày xưa bán đồ ăn ngon nhất nhì cái chợ quê. Giờ mình về quê cũng không còn ai bán những món ấy vì bánh tây quá nhiều. Nhưng mình thử làm lại và bước đầu coi như thành công, nhờ "phục dựng" nghề xưa. Ngoại kỹ tính, ngày xưa tinh mơ 4h sáng đã dậy sửa soạn, làm gì cũng tươm tất… Giờ thấy vui vì có thể khởi nghiệp bằng chính những món ăn quê của ngoại", chị Phương chia sẻ.

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 4.


Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 5.

Giang Nguyễn kể dù bận cách mấy, cô quyết giữ căn bếp miền Trung. "Nhìn mớ củ nén, ớt bột… mình thấy như còn có mẹ ở đó. Mẹ mình đã mất từ khi mình vào Sài Gòn học đại học…", cô kể.

Rồi chỉ vào cô con gái nhỏ 7 tuổi, Giang mỉm cười "lo xa": "Mình muốn con bé nhà mình lớn lên cũng vậy. Đi đông đi tây vẫn phải giữ căn bếp nhà quê. Có viển vông hông?".

Còn Hạnh Nguyên tới nay vẫn chưa tin rằng mình đã bắt đầu nghiện vào bếp. Cô bảo thế hệ cô, với mức thu nhập khá, vốn không khó chi tiền trải nghiệm cao lương mỹ vị khắp Sài Gòn, nhưng cũng không ít lần một mình gọi đồ ăn giao về cho qua bữa, coi như cơm hàng cháo chợ.

"Từ chỗ kỳ thị căn bếp, mình đã thấy tự tin, thấy vui nhờ nấu ăn cho người mình thương. Không cầu kỳ gì, nhưng thương người ta thì sẽ nấu được, nhất là có mẹ "bảo kê" phía sau", cô gái háo hức.

Và không chỉ riêng Mai Phương - cô chủ của tiệm bánh quê online ở Thảo Điền, không ít người nhờ đam mê đặc sản quê nhà mà dám khởi nghiệp giữa Sài Gòn. Từ món ăn gia truyền ở nhà xưa, chợ cũ… các giá trị gia đình có thể tiếp tục đi cùng ta trong cuộc đời theo nhiều cách.

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 6.

"Món ăn gia truyền" không chỉ là chuyện mùi chuyện vị, mà còn là thứ để trao truyền tình thương, giữ lấy sợi dây kết nối vốn dễ đứt gãy phai mờ trong cuộc sống hiện đại. Khi một phụ nữ học lấy công thức "món ngon gia truyền", cũng là khi cô ấy nuôi dưỡng hạt giống yêu thương thêm thứ "tình yêu gia truyền" giữa các thế hệ vậy.

Bữa cơm nhà, khi đó đã thành di sản.

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 7.

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 8.

C.P. VIỆT NAM – NHƯ CÁCH MẸ YÊU THƯƠNG​

Những bữa cơm nhà luôn giữ vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của mọi thế hệ.

Mang phương châm nuôi dưỡng tình yêu thế hệ qua các món ăn hướng đến mọi thành viên trong gia đình, không chỉ riêng người mẹ, C.P. Việt Nam tự hào mang đến hạt giống tình yêu của mẹ đến mọi gia đình thông qua chiến dịch "Như cách mẹ yêu thương", để ai cũng có thể nấu ngon như cách mẹ yêu thương.

Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 10.
Di sản từ… bữa cơm nhà - Ảnh 11.

Xem thêm: mth.42773120212213202-ahn-moc-aub-ut-nas-id/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Di sản từ… bữa cơm nhà”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools