vĐồng tin tức tài chính 365

Hiến kế phát triển công nghiệp văn hóa

2023-12-22 10:02
Nhà bà Nữ, phim Việt có doanh thu cao nhất năm 2023 - Ảnh: ĐPCC

Nhà bà Nữ, phim Việt có doanh thu cao nhất năm 2023 - Ảnh: ĐPCC

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì, điều hành Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, diễn ra hôm nay (22-12). Tuổi Trẻ ghi nhận những hiến kế từ các chuyên gia, nghệ sĩ, qua đó góp thêm những tiếng nói vào công cuộc chung này.

* PGS.TS Bùi Hoài Sơn (ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội):

Kiểm đếm được và chưa được

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Cuối tháng 7 vừa qua, hai đêm diễn của BlackPink ở Hà Nội thu về khoảng 333 tỉ đồng. Tôi tự hỏi, bao giờ công nghiệp giải trí nước ta mới có những đêm nhạc như BlackPink?

Vì sao Việt Nam không có những tác phẩm lớn? Thiếu nhân tài, đầu tư chưa xứng tầm, kiểm duyệt thái quá hay thiếu môi trường sáng tạo?

Công nghiệp giải trí được xem như câu trả lời cho thắc mắc này; nhưng Việt Nam đã có công nghiệp giải trí chưa? Vừa có, vừa không.

Nếu xem công nghiệp giải trí gồm âm nhạc, điện ảnh, sân khấu thì ta có.

Nhưng không ở chỗ, để trở thành ngành công nghiệp giải trí thì phải bảo đảm tính chuyên nghiệp, có sự liên kết của tài năng, vốn văn hóa, công nghệ và kỹ năng kinh doanh. Điều đó chúng ta lại chưa có hoặc ở giai đoạn đầu chuyên nghiệp, rất lỏng lẻo trong liên kết.

Sau gần 10 năm từ khi phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đi đôi với hoàn thiện thị trường văn hóa trong nghị quyết 33 và gần 8 năm thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tôi cho rằng hội nghị này là dịp ta kiểm đếm lại những gì đã làm được lẫn chưa làm được, từ đó vạch ra lộ trình mới cho sự phát triển.

* PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương):

Cảnh giác "phong trào hóa"

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ

Theo dõi gần 10 năm qua, tôi thấy có hiện tượng "phong trào hóa" trong phát triển công nghiệp văn hóa.

Dường như ta đang phát triển trải đều vào các lĩnh vực mà thiếu điểm nhấn. Nhắc đến công nghiệp văn hóa là nhắc đến những thế mạnh của ta.

Dù ta phải phục vụ cho chính nhu cầu trong nước trước nhưng đừng quên hướng ra thị trường bên ngoài như cách Hàn Quốc, Nhật Bản... đã làm.

Vấn đề là chúng ta chọn lĩnh vực nào làm mũi nhọn để có những bước đi vừa nhanh vừa chắc.

Tất nhiên, vẫn phải đặt ra hết những tiềm năng vào một lộ trình chung, lĩnh vực nào xem là mũi nhọn thì ưu tiên trước, còn lại đi từng bước. Song hình như ta vẫn vừa đi vừa xếp hàng.

* TS Ngô Phương Lan (chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh VN, nguyên cục trưởng Cục Điện ảnh):

Đừng "trên nóng dưới lạnh"

TS Ngô Phương Lan

TS Ngô Phương Lan

Theo quyết định số 1755 của Thủ tướng, điện ảnh được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Luật Điện ảnh sửa đổi có hiệu lực từ 1-1-2023 đã đưa khái niệm "công nghiệp điện ảnh" vào phần giải thích từ ngữ, đồng thời có một số quy định tạo hành lang pháp lý.

Hai dấu mốc trên đã mang lại sinh khí mới cho hoạt động điện ảnh năm 2023.

Nhưng công nghiệp điện ảnh cũng có những mặt chưa làm được.

Trong đó, sức thu hút các đoàn làm phim quốc tế đến Việt Nam quá yếu. Mới đây, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam ban hành bộ chỉ số thu hút đoàn làm phim, góp phần khắc phục những tồn đọng đó.

Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp điện ảnh nói riêng và công nghiệp văn hóa Việt Nam nói chung cần sự vào cuộc mang tính tổng thể.

Công nghiệp văn hóa muốn phát triển cần có sự hợp tác chặt chẽ, hoạt động liên thông giữa điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, triển lãm, sân khấu, du lịch, ẩm thực, thời trang... Hiện ở ta phần lớn chưa có sự liên kết giữa các ngành dù cùng một bộ.

Tôi nghĩ, để phát triển nội lực điện ảnh Việt, cần tạo cơ chế phát triển hài hòa ba dòng phim: phim chính thống do Nhà nước đặt hàng, phim giải trí lành mạnh, phim nghệ thuật.

Đồng thời có kế hoạch và cơ chế hợp tác giữa điện ảnh với các ngành, thành chuỗi hoạt động để cộng hưởng cùng phát triển. Đặc biệt, khắc phục việc luật mở song vẫn còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh" khi văn bản dưới luật khép, khó đưa luật vào đời sống.

* Ông Nguyễn Văn Phong (phó bí thư Thành ủy Hà Nội):

Công dân sáng tạo từ trường học

Ông Nguyễn Văn Phong

Ông Nguyễn Văn Phong

Kinh nghiệm bước đầu của Hà Nội đầu tiên phải kể đến là nhận thức của chính quyền về vai trò của phát triển công nghiệp văn hóa.

Đây là điều kiện đóng vai trò quyết định. Phải quan tâm, tạo cơ chế, chính sách, môi trường cho hoạt động sáng tạo để thu hút các tổ chức, cá nhân, nghệ sĩ, doanh nghiệp và người dân tham gia vào thực hành sáng tạo.

Trong đó việc cần làm là phải nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đưa ra các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai...

Phải lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực mà địa phương mình có lợi thế nhất để tập trung đầu tư, tạo nền tảng tiền đề cho các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Phải tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghệ thuật của trung ương và các tỉnh thành; tranh thủ kinh nghiệm, sự tư vấn, hợp tác, trao đổi, giúp đỡ ủng hộ của các tổ chức quốc tế để phát triển công nghiệp văn hóa.

Và phải quan tâm xây dựng và phát triển thế hệ công dân sáng tạo ngay từ trong nhà trường bằng nội dung, chương trình, phương pháp phù hợp...

* Ông Trần Hoàng (cục trưởng Cục Bản quyền tác giả - Bộ VH-TT&DL):

Chú trọng quyền tác giả trên môi trường số

Ông Trần Hoàng

Ông Trần Hoàng

Để phát triển công nghiệp văn hóa thì việc đảm bảo thực thi hiệu quả quyền tác giả, quyền liên quan rất quan trọng.

Về quyền tác giả, quyền liên quan, hiện chúng ta đã có hệ thống luật, nghị định, thông tư tương đối đầy đủ.

Việt Nam là thành viên của 8 điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan; 17 cam kết FTA có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trong thời gian tới, Cục Bản quyền tác giả sẽ đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt quy định thực thi trên môi trường số.

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức của các chủ thể quyền, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và người dân về nghĩa vụ thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

Đồng thời tăng cường kiểm tra xử lý kịp thời hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt trên môi trường mạng Internet.

Các chính sách này hướng đến bảo vệ lợi ích của giới văn nghệ sĩ, những người làm sáng tạo. Nhưng chúng tôi cũng mong muốn những nhà sáng tạo cần tích cực tìm hiểu các quy định pháp luật, thực hiện và chủ động áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

* Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM):

Mong hội nghị đánh giá sát thực tiễn phát triển

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy

Tôi kỳ vọng hội nghị lần này sẽ đánh giá sát thực tiễn về những kết quả, thuận lợi, thách thức mà ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã và đang đối diện; đề ra các mục tiêu, giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm tạo chuyển biến căn bản trong xây dựng tư duy, hành động để ngành công nghiệp văn hóa của đất nước phát triển xứng tầm và bền vững, góp phần khẳng định "sức mạnh mềm" của quốc gia.

TP.HCM có đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM đến năm 2030" hướng đến xây dựng các sản phẩm công nghiệp văn hóa chủ lực của thành phố, khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và gia tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam, việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại TP.HCM sẽ góp phần hiện thực hóa mô hình văn hóa mở đường cho các hoạt động kinh tế, để các ngành công nghiệp văn hóa được phát triển nhanh chóng, là lĩnh vực đột phá trong chiến lược phát triển quốc gia.

* Nhạc sĩ Quốc Trung:

Rào cản lớn nhất là nhận thức

Hiến kế phát triển công nghiệp văn hóa- Ảnh 8.

Nhạc sĩ Quốc Trung

Từng dự rất nhiều hội thảo về công nghiệp văn hóa, mỗi lần nghe cụm từ "phát triển công nghiệp các ngành văn hóa ở Việt Nam", tôi không còn nhiều hứng khởi.

Có điều, tôi vui và còn đủ kiên nhẫn tiếp tục tham gia và mong muốn đóng góp vì thấy được quyết tâm, tâm huyết của Nhà nước.

Tôi cũng thấy cả những vướng mắc, cần sự thay đổi nhận thức của tất cả chúng ta.

Trước hết là những kế hoạch có hiệu quả thực tế thay vì những hô hào phong trào hình thức.

Tôi thấy rào cản lớn nhất là nhận thức. Của người thực thi, người thụ hưởng, của người làm văn hóa, sáng tạo. Cũng cần những thay đổi về mặt thể chế để tạo điều kiện phát triển.

Chỉ khi tạo được những sản phẩm văn hóa đủ sức thuyết phục và tạo nên những nhu cầu (thiết yếu) về văn hóa và tinh thần cho người dân thì nó mới trở thành một ngành công nghiệp mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Nói riêng trong lĩnh vực âm nhạc, để phát triển thì cần tạo ra động lực và cả sự hậu thuẫn để có thể có nhiều tác phẩm đỉnh cao, nhiều nghệ sĩ tài năng, qua đó mới xây dựng và tạo nên một nền công nghiệp âm nhạc mạnh.

Khi mang lại nhiều giá trị tinh thần và kinh tế cho xã hội thì nó tự nhiên có cá tính, bản sắc, năng lực cạnh tranh và tham gia vào nền công nghiệp toàn cầu.

Năm 2023, nhiều ngôi sao ca nhạc hạng A của quốc tế đặt chân vào Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Đó là một trong những yếu tố mang tính kích hoạt cho phát triển công nghiệp âm nhạc ở Việt Nam?

Tôi không lạc quan đến vậy. Vẫn còn đó quá nhiều sự lo sợ, trách nhiệm, e dè, nghi kỵ vì sự nhận thức về tính chuyên nghiệp, bền vững. Kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế vẫn còn khá hạn chế.

* Aiden Nguyễn (CEO ST.319 Entertainment):

Hiến kế phát triển công nghiệp văn hóa- Ảnh 9.

Aiden Nguyễn

Với nhiều nét tương đồng trong lối sống Á Đông, K-pop là hình mẫu gần gũi và chuyên nghiệp để tham khảo, ứng dụng chọn lọc vào V-pop.

Đó là lý do chúng tôi chọn hướng đi này nhằm tối ưu tiến trình "công nghiệp hóa" V-pop với riêng ST.319.

Chúng tôi đang xây dựng mô hình công nghiệp giải trí "thương hiệu Việt" - do người Việt, cho người Việt.

Chuyên nghiệp hóa các khâu đào tạo - sản xuất, tối ưu hóa tiềm lực của nghệ sĩ - nghệ thuật nước nhà.

Chúng tôi luôn ý thức quan sát, nhận định và sáng tạo trên nền tảng kế thừa, vừa phát triển giải trí vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục, hội nhập quốc tế bằng chính sắc thể thuần Việt của mình.

Hội nghị công nghiệp văn hóa: Bàn tháo điểm nghẽn phát triểnHội nghị công nghiệp văn hóa: Bàn tháo điểm nghẽn phát triển

Hội nghị phát triển công nghiệp văn hóa ngày 22-12 lần đầu tiên tổ chức với quy mô toàn quốc có sự điều hành của Thủ tướng, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các "nút thắt" về cơ chế, chính sách của lĩnh vực này.

Xem thêm: mth.62642729022213202-aoh-nav-peihgn-gnoc-neirt-tahp-ek-neih/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiến kế phát triển công nghiệp văn hóa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools