Chó đã được con người thuần hóa cách đây 20.000 năm, được chọn lọc từ những cá thể chó sói có vẻ tháo vát.
Nhà khoa học hành vi Akitsugu Komo từ Đại học Khoa học Teikyo (Nhật Bản) còn cho rằng một trong những tiêu chí quan trọng khác mà con người chọn chó để thuần dưỡng là sự ngoan hiền. Biểu hiện cụ thể nhất cho sự hiền lành của chó là màu mắt.
Nhóm nghiên cứu đã tập hợp số lượng lớn hình ảnh từ 33 giống chó khác nhau, phân bổ ở nhiều quốc gia, để tiến hành khảo sát. Nhóm dùng phần mềm chỉnh ảnh để thay đổi màu mắt của chó vàng, xanh, đen và theo các cấp độ sáng tối.
Gần 150 tình nguyện viên được yêu cầu đánh giá từng chú chó về những đặc điểm như sự thân thiện, độ trưởng thành và sự thông minh dựa trên các bức ảnh.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy với các bức ảnh chó có màu mắt nâu đen, hầu hết tình nguyện viên đều cho điểm thân thiện, hòa đồng của chó rất cao. Ngược lại, với đôi mắt màu sáng, chó thường bị chấm điểm hung dữ vượt trội.
Chuyên gia Akitsugu Komo lý giải do tâm lý này mà chó nhà hiện chiếm đa số là màu mắt nâu đen, dù hầu hết đều được tiến hóa từ chó sói.
Trong khi đó, phần lớn chó sói lại có màu mắt sáng, thường là màu vàng và có độ sắc nhọn cao hơn. Đặc điểm này giúp chó sói giao tiếp tốt hơn ngoài hoang dã và mang lại cảm giác quyền lực lớn hơn.
Hiện tại một số loài chó được thuần hóa còn giữ đôi mắt màu sáng chủ yếu là giống chó husky ở vùng Siberia. Các loài này cũng có mối quan hệ mật thiết hơn với những loài chó sói.
Bác sĩ thú y Jessica Hekman từ Tổ chức phi lợi nhuận Function Dog Collaborative cho rằng ngoài yếu tố chọn lọc tự nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định liệu có những nguyên nhân khác khiến mắt của chó biến đổi từ màu sáng thành màu tối khi được thuần hóa hay không.
Tuy nhiên theo bác sĩ, giả thiết con người chuộng các màu mắt tối ở không chỉ chó mà còn các loài vật nuôi khác là khá thuyết phục.
Một con chó ở Ấn Độ trong lúc chạy trốn đàn chó hoang đã lao xuống con sông đầy cá sấu. Ngỡ đâu 'tiêu đời', không ngờ nó được lũ cá sấu đưa đến nơi an toàn.