vĐồng tin tức tài chính 365

50 năm Hiệp định Paris - Những cuộc trao trả tù binh - Kỳ 2: Nước mắt ngày trở về

2023-12-23 11:15
Nhiều tù binh Mỹ được trao trả ở Lộc Ninh là phi công tham chiến cùng quân đội Sài Gòn - Ảnh: Flickr

Nhiều tù binh Mỹ được trao trả ở Lộc Ninh là phi công tham chiến cùng quân đội Sài Gòn - Ảnh: Flickr

Thời gian thực hiện rất gấp rút, chỉ nửa tháng sau khi ký nghị định thư trao trả tù binh và mới 10 ngày sau phiên họp đầu tiên của Ban liên hợp quân sự bốn bên tại trại Davis, phi trường Tân Sơn Nhất.

Sài Gòn "câu giờ", Mỹ gây áp lực

Ban liên hợp này gồm phái đoàn đại biểu quân sự Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ Hà Nội vào, phái đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN), đoàn Mỹ và đoàn Việt Nam Cộng hòa được thành lập để bàn việc thi hành Hiệp định Paris. Phiên họp đầu tiên tại trại Davis của phái đoàn bốn bên được thực hiện ngay ngày 2-2-1973, tức đúng ngày 30 tháng chạp năm Nhâm Tý.

Theo thiếu tá Nguyễn Ngọc Dung, Phái đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMNVN tại trại Davis (trước đó bà là thành viên phái đoàn Mặt trận Dân tộc và Chính phủ CMLTCHMNVN tại Hội nghị bốn bên đàm phán hòa bình ở Paris, sau năm 1975 bà là đại sứ đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc giai đoạn 1979 - 1983), trong lúc phái đoàn Việt Nam Cộng hòa muốn "câu giờ", không thực hiện các điều khoản của Hiệp định Paris thì đoàn Mỹ lại gây áp lực thực hiện gấp rút, việc trao trả sớm và an toàn tù binh Mỹ như là một trong những điều kiện tiên quyết để họ rút quân khỏi Việt Nam.

Tuy nhiên, một bất ngờ đã xảy ra, ngày lịch sử 12-2-1973 thực hiện trao trả tù binh đợt đầu tiên ở phi trường Lộc Ninh, "Thủ đô kháng chiến" chỉ còn ít giờ nữa là tới thì bất ngờ xảy ra sự cố.

Trong cuốn Trại Davis 823 ngày đêm, hồi ức của đại tá Nguyễn Văn Khả (tức Vũ Nam Bình) - phó trưởng tiểu ban trao trả của Chính phủ CMLTCHMNVN - kể lại theo kế hoạch trong đợt trao trả đầu tiên vào lúc 8 giờ sáng này có hơn 100 tù binh Mỹ được trả tại phi trường Gia Lâm (Hà Nội), 27 tù binh Mỹ được trả ở phi trường Lộc Ninh, và ngược lại họ phải trao trả 935 chiến sĩ và tù chính trị cách mạng tại Lộc Ninh và Quảng Trị.

Tuy nhiên, đến 22 giờ đêm 11-2-1973, bất ngờ đại tá Trần Vĩnh Đắt, trưởng tiểu ban trao trả của Việt Nam Cộng hòa, gọi điện vào trại Davis báo một tin đặc biệt: "Trên 900 tù binh bên quý vị không chịu đi trao trả, nên ngày mai không thể trả số người đó như thỏa thuận của các trưởng phái đoàn trong Ban liên hợp quân sự bốn bên".

Người nhận cuộc gọi bất ngờ lúc gần nửa khuya này là ông Lê Trực - trưởng tiểu ban trao trả của Chính phủ CMLTCHMNVN. Ông hỏi lý do thì đại tá Đắt trả lời chỉ được giám đốc trại giam Tam Hiệp ở Biên Hòa báo cáo như thế, chưa rõ lý do và các tù binh muốn được gặp đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Tướng Trần Văn Trà lúc này đang có mặt ở trại Davis với trọng trách lãnh đạo Phái đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMLTCHMNVN. Ông triệu tập cuộc họp và kết luận: một là phía chính quyền Sài Gòn phá hoại, không muốn trao trả tù binh để thực thi Hiệp định Paris; hai là các chiến sĩ bị tù đày không tin có việc trao trả nên đòi được gặp đại diện phái đoàn cách mạng.

Sự việc bất ngờ cũng được báo cho phái đoàn Mỹ và thống nhất 6 giờ sáng đại diện bốn bên trong Ban liên hợp sẽ đến trại giam tìm hiểu thực tế. Ông Vũ Nam Bình làm trưởng đoàn của Chính phủ CMLTCHMNVN và ông Nguyễn Văn Bốn là phó đoàn đến trại giam Tam Hiệp. Bên phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa cử hai người. đại diện của phái đoàn Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cũng tham gia, ngoài ra còn có một số nhà báo.

Hành lý gọn nhẹ của ông Bình có nhét thêm các gói thuốc lá Thăng Long, Điện Biên và trà miền Bắc để tặng anh em tù binh. Đến 4h30 sáng 12-2-1973, ông Bình lại qua phòng gặp tướng Trà ở trại Davis và lúc này tướng Lê Quang Hòa, trưởng phái đoàn đại biểu quân sự Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng đang có mặt.

Tướng Trà cho biết diễn biến bất ngờ này đã được báo ra trung ương. Việc trao trả tù binh là phi công Mỹ ở phi trường Gia Lâm do trung ương quyết định. Còn việc trao trả 27 tù binh Mỹ ở phi trường Lộc Ninh sẽ tạm hoãn cho đến khi nào có chuyến bay đầu tiên chở tù binh và tù chính trị cách mạng hạ cánh xuống Lộc Ninh.

Các tù binh cởi ngay áo tù khi xuống phi trường Lộc Ninh - Ảnh: Flickr

Các tù binh cởi ngay áo tù khi xuống phi trường Lộc Ninh - Ảnh: Flickr

Sự nghi ngờ ở trại giam Tam Hiệp

Kế hoạch đến trại giam Tam Hiệp lúc 6 giờ sáng lại bị phía quân đội Sài Gòn dời đến hơn 9 giờ - vượt quá thời hạn trao trả tù binh lúc 8 giờ ở phi trường Lộc Ninh. Phía Việt Nam Cộng hòa cử một sĩ quan an ninh quân đội là thiếu tá Đinh Công Chất cùng một trung tá Mỹ tháp tùng đoàn.

Tại trại giam Tam Hiệp, trung tá Phong, giám đốc trại giam, cho biết từ tối hôm qua đã cho sĩ quan tâm lý chiến xuống phổ biến việc trao trả sáng nay, nhưng các tù binh nhất định không đi và đòi gặp đại điện phái đoàn cách mạng. Đại tá Vũ Nam Bình hỏi lại ngay phía trại giam đã phổ biến đầy đủ nghị định thư về việc trao trả tù binh cho tất cả người bị giam cầm chưa? Điều 13 nghị định thư nêu rõ trong vòng 5 ngày sau khi nghị định được ký, các bên sẽ thông báo toàn văn nghị định thư đến tất cả những người bị bắt mà mình đang giam giữ.

Sau đó, chỉ huy trại giam đã cho các tù binh cử 12 người ra gặp đại diện hai phái đoàn chính phủ CMLTCHMNVN và Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Hồi ức của ông Vũ Nam Bình ghi lại cuộc gặp gỡ đặc biệt này: "Chúng tôi quan sát rất kỹ anh em để tìm ra một điều gì là người của ta hay của địch. Khi anh em gần tới, anh Tư Bốn, anh Hoàng Thương và các đồng chí đưa tay ra nhưng anh em không bắt tay. Tình hình khá căng thẳng, qua ánh mắt và nét mặt thấy toát lên là những con người kiên cường mãnh liệt... Cũng có thể là anh em chưa tin chúng tôi...".

Sau đó, ông Vũ Nam Bình đã nói rằng "không tin việc trao trả không phải là lỗi của các đồng chí, mà là sự cảnh giác cần thiết". Ông phổ biến nội dung nghị định thư trao trả tù binh theo Hiệp định Paris đã được ký kết cho anh em nắm rõ, đồng thời các cán bộ trong đoàn cũng trao tặng những cây thuốc lá, gói trà là quà đến từ Hà Nội. Hai phái đoàn cách mạng còn đứng cùng 12 anh em tù binh để báo chí chụp hình.

Đến đây thì sự việc đã hoàn toàn rõ ràng. Việc trao trả tù binh ở sân bay Lộc Ninh đã muộn hơn kế hoạch nhưng vẫn được gấp rút thực hiện. Chính đại tá Vũ Nam Bình đã lên chuyến bay C130 với hơn 100 anh em là tù binh ở trại Tam Hiệp đến phi trường Lộc Ninh kịp chiều 12-2-1973.

Những vòng tay đoàn tụ đồng đội siết chặt. Những tiếng cười và những giọt nước mắt xúc động. Ở sân bay Lộc Ninh, bà Ba Thi và ban tiếp đón đã chuẩn bị sẵn những quày dừa tươi, những ly trà đường và nồi cháo gà đón mừng anh em ngày trở về.

Chiều 12-2-1973, tại phi trường Lộc Ninh, 27 tù binh quân sự và dân sự Mỹ cũng được trao trả lại cho đại diện quân đội Mỹ. Ngay từ sáng cùng ngày, thiếu tướng Mỹ Woodward, trưởng đoàn Mỹ ở trại Davis, đã sốt ruột nhìn đồng hồ hỏi tướng Trần Văn Trà vì sao lại trao trả quân Mỹ trễ hơn kế hoạch. Tướng Trà trả lời chính lý do phía quân đội Sài Gòn trao trả tù binh cách mạng trễ, việc thực thi trao đổi không đúng kế hoạch nên 27 tù binh Mỹ chưa được trả.

Đến chiều, khi nhận tin 27 tù binh Mỹ đã được trao trả để lên chiếc C130 về Sài Gòn, gương mặt ông Woodward mới giãn ra.

--------------------------

Kỳ tới: Những người giám sát đặc biệt

Để thực thi việc trao trả tù binh được rõ ràng theo Hiệp định Paris, còn có các đoàn giám sát đặc biệt đến từ Hungary, Canada, Ba Lan, Indonesia. Nhiều bất ngờ đã xảy ra trên các đường bay qua chiến trường nguy hiểm.

50 năm Hiệp định Paris - Những cuộc trao trả tù binh: Trước ngày trở về50 năm Hiệp định Paris - Những cuộc trao trả tù binh: Trước ngày trở về

'Nhận tin anh em đồng đội sắp được trở lại theo các điều khoản của Hiệp định Paris, chúng tôi nhiều đêm không ngủ được, cứ hồi hộp chờ đợi'...

Xem thêm: mth.98955100032213202-ev-ort-yagn-tam-coun-2-yk-hnib-ut-art-oart-couc-gnuhn-sirap-hnid-peih-man-05/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“50 năm Hiệp định Paris - Những cuộc trao trả tù binh - Kỳ 2: Nước mắt ngày trở về”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools