vĐồng tin tức tài chính 365

Bị mẹ phản đối đăng ký hiến tạng, phải làm sao?

2023-12-23 18:11

Liệu tôi có thể đăng ký hiến tạng mà không cần sự đồng ý của gia đình không?

Độc giả Việt Hà

Luật sư tư vấn

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, Điều 18 của luật này quy định như sau:

Một, người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 nêu trên có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.

Hai, khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Ba, khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

Bốn, khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có trách nhiệm sau đây:

- Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người.

- Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến.

- Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến.

- Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Năm, việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 21 luật này, việc lấy mô, bộ phận của một người được thực hiện khi người đó có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não. Trường hợp không có thẻ đăng ký thì việc lấy mô, bộ phận của một người phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

Như vậy, theo các quy định trên, khi bạn đã từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì hoàn toàn có quyền tự quyết định việc hiến tặng mô, bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi mất mà không cần sự đồng ý của gia đình (trừ trường hợp lấy mô, bộ phận khi không có thẻ đăng ký).

Tuy nhiên, bạn cũng nên thuyết phục thêm để mẹ và gia đình hiểu được ý nghĩa nhân văn của hành động này, để mọi người ủng hộ việc làm tốt đẹp của bạn.

Luật sư Võ Đan Mạch

Công ty Luật TNHH MTV TA PHA

Xem thêm: lmth.1401964-oas-mal-iahp-gnat-neih-yk-gnad-iod-nahp-em-ib/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bị mẹ phản đối đăng ký hiến tạng, phải làm sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools