vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyên gia Yuanta Việt Nam: Công nghệ, năng lượng, dầu khí, tiêu dùng và ngân hàng là các nhóm ngành đang hot trên TTCK

2023-12-24 06:17

Năm 2024, lợi nhuận toàn thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt mức 28%

Chia sẻ tại Talkshow Đầu tư vào đâu khi lãi suất vào chu kỳ giảm, ông Trương Quang Bình, Phó Giám đốc phân tích nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, trải qua một năm 2023 với nhiều khó khăn và thách thức, những điều xấu nhất đã qua đi và bước sang năm 2024, sự hồi phục sẽ mạnh mẽ hơn ở các hoạt động kinh tế. Từ tiêu dùng nội địa đến xuất khẩu sẽ được kích hoạt bởi những chính sách nởi lỏng lãi suất và tài khoá, cùng với sự hồi phục từ nhu cầu từ bên ngoài.

Cụ thể, đánh giá về tình hình vĩ mô tháng 11, ông Trương Quang Bình cho biết, nhu cầu nội địa đang tăng trưởng tốt và tiếp tục xu hướng hồi phục. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11 tăng 1,4% so với tháng trước và 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cũng chứng kiến sự hồi phục đáng kể khi xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là Mỹ và châu Âu đều có sự tăng trưởng tốt, tăng trưởng dương 6 - 8%. Đầu tư công tiếp tục ổn định có thể đạt ít nhất 80% kế hoạch cả năm 2023, đồng thời tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. 

Ông Trương Quang Bình, Phó Giám đốc phân tích nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Ngoài ra, ông Bình cho rằng, thương mại quốc tế đang hồi phục đáng kể nhờ cầu bên ngoài tăng. Năm 2023, các doanh nghiệp gặp phải trở ngại rất lớn đến từ lượng hàng tồn kho ở các thị trường cao. Nhưng hiện tại, hàng tồn kho các nước, đặc biệt ở 2 thị trường lớn là Mỹ và châu Âu đã giảm xuống mức thấp và các nước này đang trong quá trình hồi phục hàng tồn kho. Do đó, chuyên gia Yuanta Việt Nam cho rằng, thương mại quốc tế sẽ tiếp tục hồi phục mạnh trong năm 2024.

Về chính sách tiền tệ, theo Phó Giám đốc phân tích nghiên cứu Yuanta, Việt Nam đang duy trì những chính sách nới lỏng. Song song với đó, các ngân hàng trung ương thế giới cũng đang bước vào giai đoạn kết thúc chính sách thắt chặt và sẽ nới lỏng hơn về chính sách. Có thể thấy, Việt Nam đã và đang áp dụng vào chính sách nới lỏng sớm hơn so với thế giới nhằm kích hoạt tăng trưởng kinh tế. Từ tháng 3/2023, NHNN đã có nhiều đợt giảm lãi suất do đó, lãi suất tiền gửi của các NHTM giảm và đồng nghĩa với việc lãi suát phi rủi ro giảm, chi phí vay cũng thấp hơn giai đoạn Covid-19. Bên cạnh đó, các điều kiện vĩ mô khác cũng đang trong quá trình cải thiện khi chính sách tài khoá được nới lỏng, thuế VAT tiếp tục được duy trì ở mức 8%, cầu nội địa ổn định và xuất khẩu đang trên đà phục hồi. 

“Ước tính lợi nhuận năm 2024 toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 28% so với cùng kỳ. Nhìn qua con số 28% có vẻ cao nhưng đây là con số hồi phục từ mức nền rất thấp năm 2023”, Chuyên gia Yuanta đánh giá.

Về mặt định giá, một số chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đắt, tuy nhiên, chuyên gia Yuanta Việt Nam lại không đồng tình với nhận định đó. 

Lý giải cụ thể, ông Trương Quang Bình cho biết, chỉ số P/E gồm có 2 yếu tố là P (price-giá) và E (earning-lợi nhuận), thị trường chỉ đắt khi chúng ta cho rằng lợi nhuận sẽ duy trì ở mức thấp như năm 2023. 

Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý rằng, năm 2023 là một năm rất đặc biệt ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn bộ thị trường chứng khoán. Yuanta Việt Nam cho rằng, điều này sẽ không duy trì trong thời gian dài và kỳ vọng rằng, lợi nhuận thị trường sẽ hồi phục khoảng 28% đồng thời kéo P/E xuống. Trong đó, luỹ kế 12 tháng, P/E hiện tại ở mức 14,7 lần, thấp hơn bình quân 5 năm luỹ kế là 17,6 lần. Với dự phòng 2024 thì P/E chỉ còn 9,2 lần, khoảng -1 độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm. Ở mỗi mức +/-1 độ lệch chuẩn, thị trường đều có những phản ứng rất quyết liệt, nên ở giai đoạn này, xác suất thị trường tăng cao hơn thị trường đi xuống dưới -1 độ lệch chuẩn, đặc biệt là với những sự cải thiện về mặt vĩ mô như trên. Như vậy có thể khẳng định, định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam không hề đắt. 

Bổ sung cho ý kiến này, ông Bình phân tích thêm, earning yield (tỷ suất lợi tức) các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng hồi phục ấn tượng, còn earning yield thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang ở mức hấp dẫn, xấp xỉ 11%. Trong quá khứ, những giai đoạn earning yield tăng trên 11% như 2008, 2011 và 2020, thị trường chứng khoán đã hồi phục rất mạnh. Điều này khẳng định một lần nữa thị trường đang ở mức định giá rất hấp dẫn.

“Các ngân hàng thương mại điều chỉnh mạnh lãi suất huy động đồng nghĩa lãi suất chiết khấu giảm, cho thấy mức định giá các doanh nghiệp niêm yết càng trở nên hấp dẫn hơn. Giá cổ phiếu xứng đáng ở mức giá cao hơn”, ông Bình nhận định. 

Ước tính lợi nhuận năm 2024 toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 28% so với cùng kỳ. Nhìn qua con số 28% có vẻ cao nhưng đây là con số hồi phục từ mức nền rất thấp năm 2023. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)

Về thanh khoản của hệ thống, có thể thấy thời gian qua thanh khoản hệ thống đã được nới lỏng rất quyết liệt. 

“Tại Việt Nam, khi định giá tài sản, chúng ta không sử dụng TPCP vì không phản ánh được tình hình thực tế cũng như lãi suất phi rủi ro ở Việt Nam. Tại Yuata, các chuyên gia sử dụng lãi suất huy động của 4 ngân hàng có vốn ngân hàng nhà nước để lấy đó làm hệ số chiết khấu. Với việc lãi suất huy động giảm thì đồng nghĩa với việc lãi suất chiết khấu cũng giảm. Điều này đã cho thấy mức định giá của các doanh nghiệp niêm yết càng trở nên hấp dẫn hơn và giá cổ phiếu Việt Nam xứng đáng ở vị trí cao hơn”, chuyên gia nhìn nhận. 

Ngooài ra, theo ông Trương Quang Bình, vào thời điểm tháng 9/2023, NHNN đã phát hành trái phiếu ngắn hạn để bảo vệ VNĐ nhưng điều này cũng đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán khi VN-Index đã giảm 11% so với cùng kỳ. Trước những thay đổi của TTCK thì NHNH đã dừng hoạt động chào bán tín phiếu từ ngày 9/11, và đã giúp cho thị trường chứng khoán nói chung và VN-Index nói riêng hồi phục từ tháng 11/2023 đến nay. 

Công nghệ, năng lượng, dầu khí, tiêu dùng và ngân hàng là các nhóm ngành đáng để đầu tư

Trước những dấu hiệu tích cực của thị trường cùng tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, vậy một câu hỏi được đặt ra rằng: Trong thời gian tới, nhà đầu tư nên lựa chọn nhóm ngành nào để đầu tư?

Chuyên gia chia sẻ tại Talkshow Đầu tư vào đâu khi lãi suất vào chu kỳ giảm.

Đưa ra câu trả lời với danh mục khuyến nghị cho nhà đầu tư trong năm 2024, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, có 05 nhóm ngành đang hấp dẫn trên thị trường, bao gồm: Công nghệ, Năng lượng, Dầu khí, Tiêu dùng và Ngân hàng. 

Cụ thể, đối với nhóm công nghệ, nhà đầu tư có thể đầu tư vào FPT. Theo các chuyên gia của Yuanta Việt Nam, chỉ tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu được dự báo sẽ tăng 8,6% vào năm 2024. Chỉ tiêu cho chuyển đổi số sẽ tăng trưởng 16,3%/năm trong giai đoạn 2022-2026, đạt 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026. 

“Ở Yuanta Việt Nam, chúng tôi thường hay nói với các nhà đầu tư nước ngoài rằng: Nếu các vị không thể đầu tư bất kỳ cổ phiếu nào ở Việt Nam và chỉ đầu tư 01 cổ phiếu thì đó chính là FPT”, ông Bình chia sẻ.

Đối với nhóm ngành năng lượng, chuyên gia khuyến nghị nhà đầ tư có thể chú ý tới PC1 - phù hợp đầu tư và POW - phù hợp trading. Cụ thể, nhu cầu về điện sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2022-2030. 

“Thời gian tới, chúng ta sẽ phải giảm điện than và để bù đắp cho sản lượng điện than bị thiếu hụt thì phải tập trung vào năng lượng tái tạo như: Gió, mặt trời và khí. Như vậy, lĩnh vực năng lượng cũng là nhóm ngành đáng để các nhà đầu tư quan tâm”, ông Trương Quang Bình gợi ý. 

“Thời gian tới, chúng ta sẽ phải giảm điện than và để bù đắp cho sản lượng điện than bị thiếu hụt thì phải tập trung vào năng lượng tái tạo như: Gió, mặt trời và khí. Như vậy, lĩnh vực năng lượng cũng là nhóm ngành đáng để các nhà đầu tư quan tâm”. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)

Tại nhóm dầu khí, nhà đầu tư có thể cân nhắc tới PVD. Phân tích thêm, ông Bình cho rằng, PVD sở hữu giàn khoan tương đối trẻ: 04 giàn khoan tự nâng, 01 giàn khoan đất liền, 01 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm. Cùng với đó, nhu cầu trong khu vực đang tăng vọt và tất cả các giàn khoan của PVD đều được ký kết hợp đồng trong năm 2024.

Do vậy, các chuyên gia kỳ vọng rằng, giá cho thuê giàn khoan tự nâng sẽ tăng mạnh và biên lợi nhuận gộp cũng sẽ tăng trong năm 2024. Đáng chú ý, trong dài hạn, PVD sẽ được hưởng lợi từ dự án Lô B Ô Môn về khối lượng công việc với 1.000 giếng khoan và cổ phiếu của nhóm ngành này cũng sẽ khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 

Đối với nhóm ngành tiêu dùng, PNJ hiện đang có kết quả kinh doanh hồi phục rất ấn tượng nên đây cũng là nhóm ngành đáng được đầu tư. 

Với nhóm ngành ngân hàng, theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên tập trung vào những ngân hàng có chất lượng tài sản cao nhất. Trong đó, cổ phiếu của ACB và VCB đang có mức định giá cao nhưng sẽ xứng đáng với chất lượng. 

Ngoài ra, một nhóm ngành sẽ mang lại tiềm năng và cơ hội đầu tư lớn trong thời gian tới chính là nhóm ngành Thép. Trong năm 2023, thị trường bất động sản đang rơi vào trầm lắng đã kéo theo sự khó khăn của nhóm ngành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng cũng đang dần có dấu hiệu hồi phục nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ. Vì vậy, có thể nói, triển vọng cho ngành thép trong năm 2024 là rất lớn. Đặc biệt khi Chính phủ đang tiếp tục duy trì kế hoạch thúc đẩy giải ngân đầu tư công, cùng với đó giá thép cũng đang trong xu hướng phục hồi tích cực./.

Xem thêm: lmth.42742000042210202-82-cum-tad-es-man-teiv-kctt-naot-nauhn-iol-4202-man/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyên gia Yuanta Việt Nam: Công nghệ, năng lượng, dầu khí, tiêu dùng và ngân hàng là các nhóm ngành đang hot trên TTCK”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools