vĐồng tin tức tài chính 365

Dấu ấn xuất khẩu rau quả năm 2023 và mục tiêu 6 tỷ USD vào năm 2024

2023-12-24 12:29

Xuất khẩu rau quả năm 2023 thu về gần 5,6 tỷ USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 12 đạt trên 379 triệu USD, tăng 1,8% với tháng trước và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022; nâng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2023 đạt trên 5,573 tỷ USD tăng 65,6% so năm 2022.

Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Nga.

Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 11 tháng đạt 3,4 tỷ USD, tăng gần 250% về giá trị và 65% về thị phần so với cùng kỳ năm 2022.

Về chủng loại, 2023 là năm chứng kiến quá trình “đổi ngôi” trong ngành rau quả. Vượt qua thanh long, sầu riêng đã trở thành mặt hàng có doanh số xuất khẩu cao nhất,

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 tăng là nhờ vào việc Việt Nam đã ký kết được nhiều Nghị định thư xuất khẩu vào các thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Song song đó là sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu sầu riêng, đây là loại quả có giá trị cao, lại được Trung Quốc ưa chuộng.

“Từ năm 2021 trở về trước, xuất khẩu sầu riêng chỉ khoảng hơn 200 triệu USD/năm. Từ tháng 7/2022, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đã tăng tốc. Năm 2022, xuất khẩu sầu riêng đạt 420 triệu USD. Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng năm 2023 đạt 2,3 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2022 và tăng gấp 10 lần so với năm 2021. Rõ ràng, nhờ Nghị định thư mà xuất khẩu sầu riêng đạt kết quả rực rỡ như vậy”, ông Đặng Phúc Nguyên cho hay.

Theo giới chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ở thị trường 1,4 tỷ dân như Trung Quốc là rất lớn. Và cộng tất cả các nước xuất khẩu sầu riêng ở khu vực Đông Nam Á vẫn chưa đủ đáp ứng thị trường này. Trong khi đó, so với các quốc gia trong khu vực thì sầu riêng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc có nhiều lợi thế cạnh tranh về logistics và chất lượng.

Kinh tế vĩ mô - Dấu ấn xuất khẩu rau quả năm 2023 và mục tiêu 6 tỷ USD vào năm 2024

Ảnh minh họa.

Trao đổi với báo Công Thương, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, dư địa cho rau quả của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc là còn rất lớn. “Nếu đi sâu vào các địa phương trong nội địa của Trung Quốc sẽ thấy nhu cầu tiêu thụ của người dân ở đây đối với các loại trái cây của Việt Nam như sầu riêng, xoài cùng những loại trái cây khác là còn rất nhiều”, ông Nguyễn Minh Tiến chia sẻ.

Đáng chú ý, có thể nói từ “bước nhảy” của mặt hàng trái sầu riêng nói riêng và một số mặt hàng trái cây chủ lực sẽ là chất xúc tác, là động lực quan trọng để ngành hàng rau quả Việt thực hiện tham vọng thu thêm hàng tỷ USD, trở thành “cường quốc” về xuất khẩu rau quả trên toàn cầu.

Tuy nhiên, để cụ thể hóa tham vọng đó đòi hỏi các ngành hàng này cần có những “bước nhảy” quan trọng, nhất là việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, đẩy mạnh các hoạt động giao thương, quảng bá thương hiệu. Đây cũng là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành hàng rau quả nhận thức được các điểm hạn chế để khắc phục nhằm có thể tiến xa.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt 6 tỷ USD

Hiện, cơ quan chức năng của Việt Nam đang nỗ lực đàm phán với phía Trung Quốc để xuất khẩu thêm 2 mặt hàng chính ngạch là sầu riêng đông lạnh và dừa tươi. Nếu không có những biến động thị trường, dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt hơn 6 tỷ USD.

Thông tin trên Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, Trung Quốc hiện chiếm gần 54% tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam; trong đó tới 90% sản lượng quả vải xuất khẩu, 80% sản lượng thanh long xuất khẩu, hơn 90% sản lượng sắn và sản phẩm chế biến từ sắn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, dư địa của thị trường Trung Quốc còn rất lớn, để tận dụng được cơ hội này các doanh nghiệp, địa phương, các hiệp hội ngành hàng đặc biệt lưu ý về chất lượng vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc và các mã vùng trồng, các cơ sở chế biến đóng gói.

Đến nay, Việt Nam đã có 13 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm dưa hấu, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, chuối, măng cụt, vải, chanh dây và sầu riêng.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh đàm phán để quả ớt và dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Cùng với sầu riêng đông lạnh của Việt Nam có thể sẽ được phép xuất khẩu vào nước này thì kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng lên đáng kể.

Trúc Chi (t/h)

Xem thêm: lmth.751246a-4202-man-oav-dsu-yt-6-ueit-cum-av-3202-man-auq-uar-uahk-taux-na-uad/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dấu ấn xuất khẩu rau quả năm 2023 và mục tiêu 6 tỷ USD vào năm 2024”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools