vĐồng tin tức tài chính 365

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á: Cơ hội và thách thức

2023-12-24 12:29

Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết năm 2023 chứng kiến sự đột phá vượt bậc trong lĩnh vực thương mại điện tử. Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam 2023 dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022.

Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới.

Hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch.

Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phía Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cũng đánh giá thương mại điện tử Việt Nam hiện nay có nhiều điểm nổi bật, trong đó có số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng mua sắm qua mạng nhiều hơn, giá trị mua hàng càng ngày càng cao lên, đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn. Các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích cực chuyển đổi số.

Kinh tế - Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á: Cơ hội và thách thức

Thương mại điện tử Việt Nam tăng 4 tỷ USD, phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Thùy Dương/Người Lao Động.

Trong khi đó, theo Ths. Nguyễn Bình Minh, Giảng viên chính Bộ môn Thương mại Điện tử, Đại học Thương mại, tăng trưởng của thương mại điện tử trong những năm qua cho thấy xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Đặc biệt, nhìn ở góc độ tổng thể, ông Nguyễn Bình Minh nhận định, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

“Các công cụ thanh toán, đặc biệt số tài khoản thương mại điện tử tăng trưởng rất nhanh nhất là các tài khoản ví điện tử, điều này thể hiện tốc độ giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam đã được cải thiện. Đây là một thành công lớn trong bức tranh thương mại của Việt Nam năm 2022 và cả năm 2023”, ông Bình Minh trao đổi với Công Thương.

Đánh giá về vai trò của Bộ Công Thương trong bức tranh phát triển thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng, ông Bình Minh cho rằng: "Trong năm 2022 -2023, Bộ Công Thương đã làm rất tốt vai trò quản lý nhà nước của ngành cũng như thúc đẩy rất mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đặc biệt là thúc đẩy các Cục, vụ, các sở công thương tại các địa phương trong việc hỗ trợ các hiệp hội ngành nghề cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh có thể đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử/ sàn giao dịch điện tử…. nhờ đó đã tạo ra chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, xúc tiến thương mại điện tử cho nông nghiệp."

Đơn cử như, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử tại nhiều tỉnh, thành phố như Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thái Bình; Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá trên thương mại điện tử và tạo thói quen mua sắm đối với người tiêu dùng, qua đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba được triển khai mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. Thông qua những chương trình này, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam (nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng) có thể xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới thông qua thương mại điện tử.

Kết quả là có rất nhiều sản phẩm đã ra được thị trường quốc tế, hay được đưa lên sàn thương mại điện tử các thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản…Đây là thành công lớn nhất của các cơ quan quản lý nhà nước trong năm 2022 trong việc thúc đẩy tìm kiếm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam cũng như thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Dù vậy, theo Người Lao Động, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến...

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết trong thời gian tới, phát triển thương mại điện tử không chỉ tập trung vào tăng quy mô mà cần hướng tới phát triển xanh, phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời tăng cường liên kết vùng và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các Sở Công Thương, các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, tăng cường bảo mật thông tin và an ninh trong giao dịch trực tuyến.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cũng nhấn mạnh trong năm 2024 Bộ sẽ tiếp tục rà soát, yêu cầu và hướng dẫn các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu wesite/ứng dụng thương mại điện tử cập nhật thông tin, chính sách, bổ sung hồ sơ đáp ứng quy định.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đấu tranh chống hàng giả trong thương mại điện tử, cảnh báo các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử. Trong đó xây dựng các kênh truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, Facebook…

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp với Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan trong việc thanh tra các đơn vị chấp hành pháp luật về thương mại điện tử.

Còn nhiều dư địa cho tăng trưởng thương mại điện tử

Dự báo thời gian tới việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong kinh doanh là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển phong phú, đa dạng.

Ông Bình Minh khẳng định: Chúng ta có nguồn nhân lực trẻ và học tập rất nhanh nếu chúng ta tập trung vào đào tạo chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số thì đội ngũ nguồn nhân lực này phát triển rất nhanh và kỹ năng phát triển rất tốt.

Tiếp đến các công nghệ mới trong thương mại điện tử BigData, AI, IoT, Blockchain…phải có những công nghệ này mới tạo ra sự phát triển vượt bậc, còn ứng dụng CNTT thông thường chỉ là quá trình số hóa, chỉ giúp tăng năng suất thôi chứ không mang tính đột phát. Ví dụ như ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nếu ứng dụng CNTT bình thường thì tem dễ bị làm giả thay vì ứng dụng ở công nghệ cao hơn (AI, Blockchain), thì mức độ bảo toàn cao hơn và có như vậy mới xâm nhập và tạo được niềm tin ở thị trường khó tính.

Minh Hoa (t/h)

Xem thêm: lmth.151246a-a-man-gnod-tahn-hnahn-neirt-tahp-man-teiv-ut-neid-iam-gnouht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á: Cơ hội và thách thức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools