Biến đổi khí hậu làm tăng ngập nước tại TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN
Thông tin trên được các chuyên gia đưa ra trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 sau thời gian dài nghiên cứu, thực tế hiện trường.
Theo Ths. Bùi Chí Nam - Phân viện khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tác động của biến đổi khí hậu hiện tại ảnh hưởng nặng nhất đến huyện Bình Chánh, Củ Chi quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp và quận 12.
Tuy nhiên một số quận có khả năng thích ứng cao nên chỉ có Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức và quận 12 dễ tổn thương nhất do thiên tai.
Ths. Lê Ánh Ngọc - Phân viện khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu - đưa ra các kịch bản biến đổi khí hậu trong những năm tới tại TP.HCM. Hầu hết các kịch bản đều cho thấy nhiệt độ, lượng mưa đều tăng nhanh trong các năm tới, từ khu Tây Bắc xuống Đông Nam của thành phố.
Ngoài ra dù đã có các công trình kiểm soát ngập nhưng TP.HCM vẫn bị ngập khoảng 134.840 hecta, ngập hơn nửa diện tích tự nhiên của thành phố. Trong tương lai, khi nước biển dâng cộng với các yếu tố khác, nếu không có các công trình kiểm soát ngập, các quận huyện ven sông rạch, biển tại TP.HCM có khả năng bị ngập nặng.
Điển hình của mực nước biển dâng có thể thấy rõ nhất khi triều cường tại thành phố ngày càng cao, mực nước đo được tại trạm Nhà Bè vào năm 2019 đạt 1,8m, trạm Phú An 1,7m vào ngày đỉnh triều. Mức triều này lập kỷ lục mới nhất tính từ năm 1981.
Xâm nhập mặn cũng có hướng lấn sâu về thượng nguồn các con sông, nếu không có các giải pháp ngăn mặn sẽ đe dọa tới an toàn nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân thành phố trong các năm tới.
TTO - Mưa cực đoan, gió lốc nguy hiểm, nhiệt độ tăng, triều cường phá vỡ mọi kỷ lục... những yếu tố trên tăng vọt trong 40 năm qua cho thấy biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến TP.HCM.
Xem thêm: mth.69850508010210202-iat-neiht-od-tahn-gnouht-not-ed-mch-pt-auc-oan-neyuh-nauq-4/nv.ertiout