Ngoại trưởng Đức Heiko Maas - Ảnh: REUTERS
"Là những đối tác kinh tế thân thiết, chúng ta sẽ bảo vệ những tuyến thương mại an toàn và mở, cũng như hoạt động thương mại tự do và công bằng.
Cùng nhau, chúng ta đại diện cho hơn 1 tỉ người và gần 25% sức mạnh kinh tế toàn cầu. Cùng nhau, chúng ta có một tiếng nói to lớn trên thế giới này", ông Maas phát biểu sau buổi họp trực tuyến giữa các quốc gia thành viên EU và ASEAN.
EU có tổng cộng 27 quốc gia thành viên, trong khi ASEAN có 10.
Trước đó 2 tuần, 10 nước thành viên ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
RCEP được cho là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 tổng dân số thế giới và khoảng 30% GDP toàn cầu.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp ASEAN-EU lần thứ 8 hôm 19-11, Bộ trưởng Công nghiệp và thương mại Singapore Chan Chun Sing tái khẳng định "EU và ASEAN có thể được kết nối và gắn kết bằng các nền tảng cùng tiêu chuẩn kỹ thuật số và không bị chia rẽ bởi vấn đề khoảng cách địa lý".
Ông Chan nhấn mạnh các nước có cùng quan điểm ngày càng có nhiều cơ hội để phối hợp và thiết lập các quy định tiêu chuẩn cao để giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại kỹ thuật số. Trong đó, Hiệp định kinh tế kỹ thuật số (DEA) sẽ là một bước tiến quan trọng hướng tới việc kết nối về mặt kỹ thuật số giữa EU và ASEAN.
Cũng tại hội nghị này, cao ủy thương mại EU Valdis Dombrovskis cho rằng khu vực ASEAN là đối tác kinh tế và chính trị rất quan trọng của EU.
TTO - Chuyên gia châu Á - Thái Bình Dương cho rằng trước bối cảnh COVID-19, các doanh nghiệp ASEAN cần nhìn về tương lai: lùi một bước để xây dựng năng lực chống chịu tốt cho khủng hoảng.
Xem thêm: mth.43874130210210202-coul-neihc-cat-iod-hnaht-ort-y-gnod-naesa-av-ue/nv.ertiout