vĐồng tin tức tài chính 365

Dự án truyền tải tư nhân bàn giao 0 đồng có lợi không?

2020-12-03 14:56
Dự án truyền tải tư nhân bàn giao 0 đồng có lợi không? - Ảnh 1.

Thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực truyền tải điện để giảm áp lực vốn đầu tư cho ngành điện song cần phải có cơ chế rõ ràng - Ảnh: N.AN

Thông tin được ông Nguyễn Ngọc Tân - Thành viên Hội đồng Thành viên Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) - đưa ra tại hội thảo do Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực phối hợp Bộ Công thương tổ chức ngày 3-12 tại Hà Nội. 

Ông Tân cho hay trong những năm qua cùng với sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo, các chủ đầu tư đã đầu tư lưới điện truyền tải đấu nối phục vụ truyền tải công suất tại nhà máy điện lên hệ thống truyền tải điện quốc gia. Đáng chú ý như trạm biến áp (TBA) 500kV Trung Nam và đường dây (ĐZ) 500kV Trung Nam thuận Nam - Vĩnh Tân cam kết bàn giao với giá 0 đồng, TBA 500kV Easup cùng nhiều đường dây, TBA 220kV.

Trong khi đó, đây là công trình đấu nối các nhà máy điện vào hệ thống truyền tải điện quốc gia, nên sẽ không kiểm soát được quá trình đầu tư của các chủ đầu tư nên EVNNPT sẽ không thể kiểm soát được chất lượng, chi phí đầu tư và hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ sự cố, hư hỏng thiết bị, tổn thất điện năng. 

Trường hợp phải trả phí đầu tư thì EVN sẽ không thể thực hiện được vì không kiểm soát được chi phí và thủ tục. Còn với trường hợp bàn giao tài sản với giá 0 đồng, cũng có khó khăn vướng mắc theo luật hiện hành như giá trị tài sản phải đánh giá lại, thuế thu nhập bất thường, chi phí quản lý vận hành tăng thêm và hiện cũng chưa có quy định về việc doanh nghiệp nhà nước tiếp nhận tài sản từ chủ đầu tư tư nhân thành tài sản công. 

Ông Tân dẫn chứng là giá truyền tải hiện nay là 84,9 đồng/kWh, mang lại doanh thu cho EVNNPT là 17.000 tỉ đồng. Trong đó, có tới 65-70% là chi phí khấu hao còn lại là chi phí quản lý vận hành. 

"Mức giá này khiến nhiều nhà đầu tư kêu vì sao giá truyền tải thấp" - ông Tân nói kể cả nhà đầu tư bàn giao 0 đồng thì EVNNPT phải bỏ ra chi phí quản lý vận hành, nên nhà đầu tư vẫn có lợi còn ngành điện lại phải tăng chi phí này. Do đó, EVNNPT đã kiến nghị không tiếp nhận và thực hiện bàn giao. 

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho rằng đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ truyền tải chung của hệ thống điện quốc gia sẽ do ngành điện chịu trách nhiệm thực hiện đầu tư, nên đây là nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư tư nhân chưa thể tham gia đầu tư lưới truyền tải mà chỉ thực hiện đầu tư hạ tầng lưới điện để đấu nối nhà máy điện của mình lên hệ thống. 

Hiện Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), tới đây dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật PPP được xây dựng theo hướng mở rộng phạm vi lưới điện truyền tải thực hiện theo PPP sẽ bao gồm "lưới điện đấu nối các nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia", theo ông Tuấn Anh là phù hợp. 

Hết độc quyền truyền tải điệnHết độc quyền truyền tải điện

TTO - Dự án truyền tải điện 500kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng đã đi vào hoạt động. Đây là lĩnh vực hạ tầng truyền tải điện từ trước đến nay Nhà nước độc quyền.

Xem thêm: mth.12952851130210202-gnohk-iol-oc-gnod-0-oaig-nab-nahn-ut-iat-neyurt-na-ud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dự án truyền tải tư nhân bàn giao 0 đồng có lợi không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools