Lãi suất huy động hiện đang xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây nhưng tiền gửi huy động của các ngân hàng thương mại vẫn tăng do việc rút tiền ra vẫn ít hơn so với người gửi vào.
Cụ thể, nhiều người dân rút tiền gửi tiết kiệm để chuyển sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, trái phiếu hay bất động sản… Tăng trưởng tiền gửi hiện vẫn đạt gần 11%, tăng nhanh hơn cả chỉ số tín dụng của nền kinh tế.
Tiền gửi của các ngân hàng thương mại tăng hơn so với rút ra. Ảnh minh họa - Dân trí.
Tại tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/12, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: "Hiện nay, việc tăng trưởng tiền gửi 10 tháng đầu năm vẫn là 10,65%, tăng nhanh hơn cả chỉ số tín dụng của nền kinh tế. Những tháng gần đây, tiền gửi huy động của các ngân hàng thương mại vẫn tăng, nên việc rút ra vẫn ít hơn so với người gửi vào".
Nói về việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo NHNN chia sẻ, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có đầy đủ quy định của pháp luật về vấn đề này.
Mới đây, Chính phủ và Bộ Tài chính đều đã ban hành các quy định và hướng dẫn liên quan đến mua bán trái phiếu doanh nghiệp, trên tinh thần hạn chế các rủi ro, đảm bảo an toàn cho cả nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Theo khảo sát trên thị trường, tới cuối tháng 11, nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động. Theo các chuyên gia, xu hướng này sẽ tiếp tục trong các tháng tới khi thanh khoản dồi dào.
VTV.vn - Hiện mặt bằng lãi suất thấp đang rất thấp. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn vẫn đang tiếp diễn ở nhiều ngân hàng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.93852744130210202-ar-tur-iov-os-noh-gnat-iam-gnouht-gnah-nagn-cac-auc-iug-neit/et-hnik/nv.vtv