vĐồng tin tức tài chính 365

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nào 'muốn từ chức cũng không được'?

2020-12-05 12:44

Nghị định 138/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức chính thức có hiệu lực 1-12. Nghị định này quy định chi tiết và có nhiều điểm mới so với các nghị định liên quan trước đó về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nào 'muốn từ chức cũng không được'? - ảnh 1
Nghị định 138/2020 quy định cụ thể các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương mới là cơ quan quản lý công chức. Ảnh minh họa: HTD

Về cơ quan quản lý công chức

Nghị định quy định cụ thể các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương mới là cơ quan quản lý công chức, đồng thời bổ sung Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào cơ quan quản lý công chức. Theo đó, cơ quan quản lý công chức bao gồm:

- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương;

- Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;

-  Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;

- UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Về ưu tiên trong tuyển dụng công chức

- Nghị định 138/2020 bổ sung đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp phục viên, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị được ưu tiên trong tuyển dụng công chức.

- Nghị định cũng đồng thời bỏ quy định ưu tiên đối với đối tượng đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

Thi tuyển công chức

Nghị định 138/2020 quy định thi công chức thông qua hai vòng, trong đó nêu rõ vòng 1 là thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung với ba phần thi gồm: Phần 1 là thi kiến thức chung, phần 2 là thi ngoại ngữ và phần 3 là thi tin học.

Đối với vòng thi nghiệp vụ chuyên ngành (vòng 2), Nghị định 138 quy định ba hình thức thi, gồm phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết. Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.

Nghị định này cũng bổ sung một số trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, cụ thể:

- Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

- Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định.

- Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

Đồng thời, miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nào 'muốn từ chức cũng không được'? - ảnh 2
Từ 1-12, người cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là một trong nhóm đối tượng được xét tuyển. Ảnh: HOÀNG GIANG

Xét tuyển công chức

 Theo Nghị định 138/2020, đối tượng được ét tuyển công chức gồm:

- Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học.

- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Về chế độ tập sự

Nghị định 138/2020 bổ sung quy định về việc người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.

Đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự thì không điều động, bố trí, phân công công tác sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Xét nâng ngạch công chức

Một trong những quy định mới của Nghị định 138/2020 nhằm hướng dẫn quy định của Luật cán bộ, công chức được sửa đổi năm 2019 là việc xét nâng ngạch công chức. Cụ thể, công chức đáp ứng đủ điều kiện thi nâng ngạch thì được xét nâng ngạch công chức khi có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận; hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

Công chức tập sự được hưởng 100% lương, phụ cấp

Theo đó, các đối tượng được hưởng 100% lương, phụ cấp là những người làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm; hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành.

Ngoài ra, Nghị định 138 cũng bổ sung thêm đối tượng công chức tập sự được hưởng chế độ này là học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị.

Các trường hợp lãnh đạo, quản lý không được từ chức

Điểm mới của Nghị định 138/2020 so với các nghị định trước là thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, sẽ thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ. Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.

Nghị định cũng quy định trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước thì không được từ chức.

Bên cạnh đó, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật cũng không được từ chức.

Xem thêm: lmth.779359-coud-gnohk-gnuc-cuhc-ut-noum-oan-yl-nauq-oad-hnal-ob-nac/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cán bộ lãnh đạo, quản lý nào 'muốn từ chức cũng không được'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools