Glycemic (chỉ số GI hay còn gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp không làm tăng lượng đường trong máu vì chúng được cơ thể hấp thụ chậm. Các loại rau củ như cà rốt, bông cải xanh, cà chua là một trong những loại rau có GI thấp nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, theo The Times of India.
Cà rốt rất tốt để bổ sung vào chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường loại 2. Ảnh: NHẬT LINH
Thực phẩm có nitrat cao
Thực phẩm chứa nhiều nitrat giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm huyết áp. Ăn các loại rau củ có hàm lượng nitrat cao tự nhiên như củ dền và các loại rau lá xanh rất tốt cho bệnh tiểu đường.
Thực phẩm giàu protein
Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như súp lơ, đậu xanh giúp tăng cảm giác no và làm giảm cảm giác thèm ăn vặt giữa các bữa ăn. Điều này hỗ trợ việc giảm cân và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như nấm, bí đỏ, đậu que rất quan trọng trong chế độ ăn uống giúp kiểm soát lượng đường, làm giảm mức cholesterol xấu và quản lý cân nặng hợp lý.
Theo The Times of India, chúng ta nên tránh sử dụng quá nhiều muối trong thức ăn và cẩn thận đếm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày để kiểm soát mức đường huyết. Lượng calo dư thừa có thể dẫn đến tăng cân và làm trầm trọng hơn độ nhạy cảm của insulin (điều này liên quan đến việc quản lý lượng đường trong máu).