Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ trao bằng khen cho học sinh trong lễ tuyên dương - Ảnh: N.L
Sáng 6-12, tại Quốc Tử Giám (thuộc quần thể di tích cố đô Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tuyên dương "Học sinh danh dự toàn trường" trên địa bàn toàn tỉnh ở các cấp học.
Đây là danh hiệu danh dự lần đầu tiên được chủ tịch UBND tỉnh dành trao thưởng cho học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có thành tích xuất sắc toàn diện trong năm học nhằm động viên, tôn vinh, khuyến khích sự học và trọng dụng người tài đến với toàn xã hội.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Nguyễn Tân cho biết, "Học sinh danh dự toàn trường" là danh hiệu cao quý mà mỗi trường học trên toàn tỉnh chỉ có 1 học sinh được tuyên dương tại Quốc Tử Giám - Huế.
Đây là trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại trên đất nước ta, là di tích lịch sử, văn hóa độc đáo, có giá trị cao, biểu tượng cho sự học của vùng đất học từng là kinh đô của đất nước. Trong suốt thời gian tồn tại, Quốc Tử Giám góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
Trong số hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn, có không ít vị đã từng dùi mài kinh sử tại ngôi trường này. Việc chọn Quốc Tử Giám làm địa điểm tổ chức tuyên dương khen thưởng học sinh danh dự toàn trường hàng năm nhằm giáo dục cho học sinh lòng tự hào, trách nhiệm trong học tập, rèn luyện.
Trao thưởng danh dự cao quý cho các học sinh, ông Phan Ngọc Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - biểu dương 367 học sinh, đây là ngọn cờ đầu của từng trường học trong phong trào học tập, thi đua, rèn luyện đạt danh hiệu học sinh danh dự toàn trường năm học 2019-2020.
Ngoài mục đích vinh danh học sinh có thành tích xuất sắc, buổi tuyên dương còn hướng tới mục đích giới thiệu một di tích lịch sử, văn hóa, giáo dục có giá trị cao, đây cũng là dịp để tôn vinh tà áo dài truyền thống Việt Nam trong tiến trình xây dựng Huế là kinh đô áo dài Việt Nam.
Toàn bộ học sinh cấp học THPT, THCS được tuyên dương dịp này được diện trên mình những tà áo dài, khăn đóng truyền thống nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
TTO - Sáng 14-11, Bảo tàng Áo dài (TP.HCM) tiếp nhận áo dài của các nhà giáo, nhà hoạt động văn hóa có đóng góp cho xã hội. Nhà giáo Nguyễn Bình Minh, nghệ nhân ví dặm Hồng Oanh, vận động viên Hồng Lợi đã có chia sẻ điều thú vị về áo dài hiến tặng.
Xem thêm: mth.4212606160210202-gnourt-naot-ud-hnad-hnis-coh-ueih-hnad-nahn-gnod-nahk-iad-oa-cam/nv.ertiout