Bức biếm họa được Thời Báo Hoàn Cầu đăng ngày 6-12 - Ảnh chụp màn hình
Những ngày qua quan hệ Trung - Úc đã trở nên căng thẳng hơn sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng lên Twitter một bức ảnh cho thấy binh sĩ Úc kề dao vào cổ một em bé Afghanistan đang ôm con cừu.
Úc nói đây là ảnh giả và yêu cầu Trung Quốc xin lỗi, nhưng Trung Quốc từ chối xin lỗi. Theo Hãng tin Reuters, bài đăng này đã khiến Úc nổi giận.
Và dường như "châm thêm dầu vào lửa", tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 6-12 đăng một bức biếm họa cho bài bình luận về Úc và cũng chia sẻ trên Twitter.
Bức biếm họa cho thấy một con chuột túi (kangaroo, biểu tượng của nước Úc) đứng trong cái bóng hình con đại bàng (một biểu tượng của nước Mỹ).
"Rõ ràng Úc đã làm con tốt trong chiến lược của Mỹ trong khu vực những năm gần đây, đặc biệt dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong chiến dịch tấn công Huawei của Mỹ, nước Úc đã bắn phát súng đầu tiên" - bài bình luận đăng trên Thời Báo Hoàn Cầu có đoạn.
Một đoạn khác có nội dung: "Sau khi chịu thiệt hại to lớn do mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc, Úc đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt họ. Trung Quốc đã chứng kiến loại chiêu trò này của Úc trước đây.
Thủ tướng Morrison của Úc đưa ra các cáo buộc dữ dội nhắm vào Trung Quốc và sau đó tìm cách cứu tình hình... Úc không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc. Nói tóm lại, thế khó mà Úc vướng phải hiện nay đơn giản là do họ khiêu khích Trung Quốc, nhưng không sẵn sàng bồi thường thiệt hại".
News.com.au, trang tin tức hàng đầu của Úc, gọi bức ảnh và bài viết đăng trên Thời Báo Hoàn Cầu là một "sự xúc phạm" tiếp theo đối với Úc. "Trung Quốc vẫn không ngừng chỉ trích một cách bừa bãi nhắm vào Úc" - trang News.com.au viết.
Không chỉ hàng loạt chỉ trích đưa ra nhắm vào Úc, Trung Quốc đã cấm hoặc hạn chế nhập khẩu thịt bò cùng một số hàng hóa khác của Úc đầu năm nay. Nước này còn áp mức thuế tới 212,1% với rượu vang Úc vào cuối tháng trước.
TTO - Công ty an ninh mạng Cyabra của Israel đã phát hiện 'bằng chứng về một chiến dịch đưa thông tin sai lệch được dàn dựng ở quy mô lớn' nhằm lan truyền rộng rãi bài đăng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Xem thêm: mth.55813004170210202-aul-oav-uad-mahc-hna-gnad-couq-gnurt-oab-cu-iov-gnaht-gnac-auig/nv.ertiout