Biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Ukraine - Ảnh: REUTERS
Báo cáo đưa ra ngày 7-12 của C3S ghi nhận nhiệt độ tháng 11-2020 tại châu Âu cao hơn 1,8 độ C so với mức trung bình trong 30 năm qua (1981-2010), và cao hơn 0,1 độ C so với một năm trước đó.
Trong mùa thu, tức từ tháng 9 đến tháng 11, nhiệt độ châu Âu năm nay cao hơn mức chuẩn hằng năm 1,9 độ C, và cao hơn 04, độ C so với mức kỷ lục trước đó vào năm 2006.
"Những số liệu này thống nhất cùng xu hướng nóng lên toàn cầu về lâu dài. Tất cả các nhà hoạch định chính sách ưu tiên giải quyết nguy cơ khí hậu nên xem những con số này như lời cảnh báo, đồng thời cân nhắc nghiêm túc hơn bao giờ hết về cách thức tốt nhất để tuân thủ cam kết quốc tế được đặt ra trong Thỏa thuận chung Paris 2015", giám đốc C3S Carlo Buontempo nói.
Thỏa thuận chung Paris, hay Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, sẽ tròn 5 tuổi trong tháng này. Các quốc gia thành viên của hiệp định này cam kết sẽ giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C.
Hồi tuần trước, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tuyên bố 2020 sẽ là một trong ba năm nóng nhất từng được ghi nhận.
C3S cho rằng chỉ còn một tháng nữa, 2020 có thể sẽ ngang bằng với 2016, năm giữ kỷ lục nóng nhất.
Chỉ ấm lên 1 độ C cho đến nay, Trái đất đã đối mặt với nhiều thảm họa từ các hiện tượng khí hậu ngày một khắc nghiệt như cháy rừng hay bão nhiệt đới.
Ảnh vệ tinh do C3S phân tích cũng cho thấy lượng băng ở biển Bắc Cực trong tháng 12-2020 đang ở mức thấp thứ hai kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào năm 1979.
TTO - Sáu trẻ em và thanh niên Bồ Đào Nha từ 8 đến 21 tuổi đã đạt được bước tiến mới trong vụ kiện 33 quốc gia châu Âu về vấn đề biến đổi khí hậu.
Xem thêm: mth.26191655170210202-ua-uahc-iat-nahn-ihg-gnut-tahn-gnon-11-gnaht-uuh-os-0202-man/nv.ertiout