vĐồng tin tức tài chính 365

Giới chức bắt đầu vào cuộc khi hàng loạt vụ vỡ nợ xảy ra, thị trường Trung Quốc chuẩn bị đón nhận những cơn rung lắc mạn

2020-12-08 16:15

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện đang cho phép thắt chặt thanh khoản trong hệ thống tài chính với tốc độ nhanh hơn. Đây là 1 tín hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn ổn định mức nợ của nền kinh tế. Dù không mạnh mẽ như những động lực giảm áp lực nợ trước đây, nhưng sự thay đổi đang khiến thị trường trái phiếu đi lên.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc hiện đang giao dịch ở mức gần cao nhất trong 18 tháng và chi phí đi vay liên ngân hàng hồi tháng trước đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 1. Ngoài ra, các ngân hàng lớn của nước này cũng không còn cho các doanh nghiệp nhỏ đi vay dễ dàng sau 1 loạt vụ vỡ nợ.

Nền kinh tế đang hồi phục và một đồng nội tệ mạnh đang mang lại cho các nhà hoạch định chính sách nhiều cơ hội hơn để tập trung vào việc hạn chế - hoặc giảm – tỷ lệ nợ trong hệ thống tài chính. Dù kiểm soát nợ là ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình từ năm 2016, nhưng những nỗ lực trước đó đã gặp gián đoạn do chiến tranh thương mại và ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng Covid-19 trong năm nay.

Nhiều đợt cắt giảm lãi suất và bơm tiền từ NHTW đã giúp các công ty Trung Quốc trụ vững trong năm nay. Tuy nhiên, số nợ tăng nhanh chóng – đang trên đà mạnh nhất trong 5 năm, cũng gây ra rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính. Hiện tại, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc là 277%, đây là mức cao nhất kể từ khi Bloomberg tổng hợp số liệu vào năm 2014.

Giới chức bắt đầu vào cuộc khi hàng loạt vụ vỡ nợ xảy ra, thị trường Trung Quốc chuẩn bị đón nhận những cơn rung lắc mạnh - Ảnh 1.

Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm và trái phiếu doanh nghiệp 3 năm xếp hạng AAA của Trung Quốc tăng vọt trong bối cảnh thanh khoản được thắt chặt.

Larry Hu – trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group, cho biết: "Trong 6 tháng tới, thị trường sẽ chứng kiến biến động lớn, với mức lãi suất thậm chí còn cao hơn và điều kiện thanh khoản sẽ bị thắt chặt hơn nữa. Nhà đầu tư sẽ càng lo lắng hơn. Ổn định tỷ lệ nợ là một ưu tiên trong chính sách và hướng đi đó sẽ không thay đổi."

Khi số liệu sản xuất cho đến tăng trưởng xuất khẩu mới công bố cho thấy sự hồi phục của Trung Quốc sau đại dịch đang trên đà vững chắc hơn, NHTW đã báo hiệu rằng họ muốn kiểm soát nợ. PBOC cho biết trong 1 báo cáo tháng 11 rằng tỷ lệ đòn bẩy sẽ ở mức ổn định, sau những nhận xét từ phó Thống đốc hồi đầu tháng rằng việc loại bỏ các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp chỉ là "vấn đề thời gian" và "cần thiết".

Theo Zhaopeng Xing – nhà kinh tế thị trường tại Australia & New Zealand Banking Group, PBOC có thể hạn chế nợ tăng thêm bằng cách đưa ra một số khoản hỗ trợ với điều kiện khó khăn hơn khi bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính. Điều này có nghĩa là NHTW sẽ ưa thích phương thức cho vay trung hạn – các khoản vay chính sách 1 năm với lãi suất 2,95%, hơn là bơm tiền mặt bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Lần gần đây nhất Bắc Kinh tìm cách kiềm chế số nợ gia tăng là vào năm 2017. Mục đích là để "triệt phá" ngành ngân hàng "ngầm". Nhưng nỗ lực này đã khiến lợi suất trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm. Động thái kiểm soát nợ sau đó đã bị tạm hoãn 1 năm sau đó, khi Trung Quốc nới lỏng chính sách để bù đắp những tác động của thương chiến với Mỹ.

Giới chức bắt đầu vào cuộc khi hàng loạt vụ vỡ nợ xảy ra, thị trường Trung Quốc chuẩn bị đón nhận những cơn rung lắc mạnh - Ảnh 2.

Tỷ lệ nợ phi tài chính/GDP của Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách tài khóa.

Giảm quy mô kích thích tiền tệ không có nghĩa là Trung Quốc cũng giảm mạnh chi tiêu tài khóa. Chính phủ trung ương, chính quyền địa phương và các ngân hàng chính sách đã bán số trái phiếu trị giá 16,6 nghìn tỷ CNY (2,5 nghìn tỷ USD) trong năm nay, đây là con số lớn nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu tổng hợp số liệu vào năm 1993. Ngoài ra, 16,6 nghìn tỷ CNY cũng cao hơn 33% so với số trái phiếu bán ra vào năm ngoái.

Hôm 7/12, bài bình luận trên trang nhất của tờ Economic Information Daily cho biết Trung Quốc sẽ cần phải mở rộng các chính sách tài khóa "chủ động: sang năm 2021. Tờ báo này ghi nhận ngày càng nhiều những cuộc tranh luận về việc bình thường hóa chính sách tiền tệ và tài khóa của Bắc Kinh.

PBOC đã bổ sung thêm các khoản hỗ trợ mới vào hệ thống ngân hàng hồi tuần trước, sau khi một loạt các vụ vỡ nợ lớn xảy ra khiến thị trường tiền tệ và trái phiếu chính Trung Quốc chao đảo. Dù việc bơm tiền mặt khẩn cấp giúp giảm bớt sự căng thẳng trong thời gian ngắn, nhưng chi phí đi vay liên ngân hàng kể từ đó đã quay trở lại mức cao. Theo Bloomberg, 600 tỷ CNY các khoản vay trung hạn sẽ đáo hạn vào tháng 12 này.

Chi Lo – kinh tế gia nghiên cứu về Trung Quốc tại BNP Paribas Asset Management, cho hay: "Kể từ bây giờ, PBOC sẽ cung cấp đủ thanh khoản để duy trì đà tăng trưởng và ngăn chặn tình trạng vỡ nợ tín dụng. Khi nền kinh tế vẫn đi lên, chính phủ sẽ tìm cách hồi sinh chiến dịch giảm nợ và thực hiện cải cách tài chính."

Tham khảo Bloomberg

Xem thêm: nhc.2421844180210202-hnam-cal-gnur-noc-gnuhn-nahn-nod-ib-nauhc-couq-gnurt-gnourt-iht-ar-yax-on-ov-uv-taol-gnah-ihk-couc-oav-uad-tab-cuhc-ioig/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giới chức bắt đầu vào cuộc khi hàng loạt vụ vỡ nợ xảy ra, thị trường Trung Quốc chuẩn bị đón nhận những cơn rung lắc mạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools