vĐồng tin tức tài chính 365

Đằng sau sự phô diễn lực lượng đổ bộ tấn công của Bắc Kinh

2020-12-08 17:39

Tờ South China Morning Post ngày 7-12 đăng bài phân tích của ông Christian Le Miere - chuyên gia về chính sách đối ngoại và là người sáng lập tổ chức tư vấn Arcipel - làm rõ thông điệp của Trung Quốc sau động thái điều tàu đổ bộ tấn công Type-075 vào Biển Đông hồi tháng 11.

Trung Quốc phô diễn sức mạnh đổ bộ tấn công

Trong tất cả các bước phát triển về năng lực hải quân của Trung Quốc, đội tàu sân bay của nước này là một trong những yếu tố luôn thu hút sự chú ý của dư luận toàn cầu. Tuy nhiên, một dự án hải quân lớn khác có lẽ còn khiến các quốc gia, đặc biệt là các nước Đông Á và Đông Nam Á quan tâm hơn chính là dự án tàu đổ bộ tấn công (LHD) Type-075. 

LHD là loại tàu hoạt động cực kỳ mạnh, được thiết kế nhằm cho phép đổ bộ và tiến hành các chiến dịch ven biển khi xảy ra tranh chấp. Để đạt được điều này, một LHD có thể sở hữu một đội trực thăng tấn công và vận tải - lên đến 30 chiếc trong trường hợp của Type-075 - cũng như các tàu và quân đội có thể xuất kích trên biển.

Khi được đưa vào biên chế, có thể vào năm 2021, Type-075 sẽ là tàu lớn nhất của Trung Quốc ngoài tàu sân bay.

Đằng sau sự phô diễn lực lượng đổ bộ tấn công của Bắc Kinh - ảnh 1
Hình ảnh vệ tinh chụp được tàu Type-075 ở vùng biển gần huyện Ngô Xuyên (Wuchuan) ngày 3-11. Ảnh: CSIS

Tàu Type-075 đầu tiên của Trung Quốc gần đây đã trải qua các cuộc thử nghiệm tại Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy con tàu này hồi tháng 11 đã đi vào Biển Đông với sự hộ tống của năm tàu chiến khác. Trước đó, tàu này còn ở xưởng đóng tàu tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). Theo đó, đây là lần đầu tiên tàu đổ bộ Type-075 chạy thử ở Biển Đông.

Việc tàu Type-075 đi vào Biển Đông có thể được coi là một động thái quyết liệt, và sự kiện này càng đáng chú ý hơn khi Trung Quốc nhanh chóng tiến hành một cuộc tập trận khác trên biển.

Chỉ hơn một tuần sau chuyến hải trình của Type-075, Trung Quốc đã cử ba tàu đổ bộ Type-071 là Ngũ Chỉ Sơn (987), Côn Lôn Sơn (998) và Trường Bạch Sơn (989) cùng một số tàu tên lửa lớp Type-022 tham gia hai cuộc tập trận ở Biển Đông.

Như vậy, chỉ trong vòng một tuần, Trung Quốc đã phô diễn và thử nghiệm các tàu chiến đổ bộ tiên tiến nhất của mình.  

Theo ông Le Miere, các tàu này có thể chưa sánh ngang được với hạm đội đổ bộ của Mỹ, bao gồm tám tàu LHD lớp Wasp, hai tàu chiến đổ bộ trực thăng tấn công (LFA) lớp America và 11 tàu LPD lớp San Antonio. Tàu Type 071 và Type-075 mới cũng không phải là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ vì khả năng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch đổ bộ trên đất Mỹ về cơ bản là không có.

Tuy nhiên, các tàu đổ bộ của Trung Quốc chắc chắn là mối lo ngại đối với các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á có tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh.

Thông điệp của Bắc Kinh

Tàu Type-075 và Type 071 là phương tiện phù hợp để Trung Quốc tiến hành các chiến dịch đổ bộ lên các đảo nhỏ, xa xôi ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Máy bay trực thăng trên các tàu này có thể yểm trợ và vận chuyển trên không, trong khi quân đội đổ bộ lên các bãi biển và áp đảo các vị trí của đối phương, South China Morning Post đưa tin.

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà cả Type-075 và Type 071 gần đây đều hiện diện ở Biển Đông. Các màn phô diễn và tập trận hải quân như vậy có mục đích kép: một mặt để kiểm tra thiết bị và đào tạo nhân sự, đảm bảo sự sẵn sàng cao nhất khi xảy ra xung đột, mặt khác nhằm báo hiệu cho các đồng minh và đối thủ về năng lực và quyết tâm của Trung Quốc.

Đằng sau sự phô diễn lực lượng đổ bộ tấn công của Bắc Kinh - ảnh 2
Thông tin kỹ thuật của tàu đổ bộ tấn công Type-075. Ảnh: SCMP

Do đó, mọi khía cạnh của cuộc tập trận hải quân sẽ được Trung Quốc cân nhắc cẩn thận nhằm đảm bảo việc sử dụng các thiết bị và huấn luyện phù hợp, cũng như đảm bảo gửi đi các thông điệp phù hợp.

Theo chuyên gia Le Miere, thông điệp công khai và rõ ràng từ các cuộc tập trận gần đây mà Trung Quốc muốn gửi đến các nước trong khu vực chính là: huấn luyện và thử nghiệm các tàu đổ bộ lớn tại các đảo nhỏ trong vùng biển tranh chấp, nơi sẽ là “đấu trường hoàn hảo” để sử dụng các tàu này.

Trớ trêu thay, thông điệp rõ ràng trên từ Trung Quốc lại đến vào thời điểm nước này đang tích cực vun đắp quan hệ ngoại giao ở những nơi khác, ông Le Miere cho biết.

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây đã thăm Nhật và Hàn Quốc trong nỗ lực xây dựng quan hệ dựa trên động lực tích cực từ việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Bắc Kinh cũng đang tham gia vào các cuộc đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Do đó, Trung Quốc dường như đang chìa “củ cà rốt” trong các cuộc đàm phán, song song với việc “đe dọa” bạo lực thông qua các cuộc tập trận.

Với tàu Type-075 mới, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân để chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến đổ bộ trong toàn khu vực. Với ba chiếc đang được đóng, Trung Quốc sẽ sở hữu đội tàu LHD lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với các quốc gia vừa và nhỏ trong khu vực hiện đang tranh chấp với Trung Quốc về các đảo và đá ngầm, lực lượng tàu LHD này sẽ là một lời nhắc nhở rõ ràng về sự bất cân xứng ngày càng tăng về quyền lực mà họ phải đối mặt trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Xem thêm: lmth.336459-hnik-cab-auc-gnoc-nat-ob-od-gnoul-cul-neid-ohp-us-uas-gnad/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đằng sau sự phô diễn lực lượng đổ bộ tấn công của Bắc Kinh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools